Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những người nên ăn nhiều dứa, uống nhiều sữa bò trong mùa hè

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa hè nóng nực, nên hoa quả, đồ uống được tiêu thụ rất nhiều. Tuy nhiên dứa, sữa, ớt… là những thứ không nên sử dụng nhiều vì đối với một số người chúng có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Những người không nên ăn dứa
Theo y học hiện đại, dứa là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như A, B1, B2, C, P, PP, E, canxi, sắt, photpho, hàm lượng protit, gluxit khá cao.
Theo Đông y, quả dứa vị chua ngọt, hơi chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (chống nắng nóng), chỉ khát (giải khát) tiêu thực, lợi niệu… Thường dùng để trị viêm thận, viêm phế quản, viêm ruột, viêm dạ dày thể giảm dịch vị, chống nắng nóng… Trong quả dứa có một loại men (enzym) Bromelin chữa viêm gân cấp tính và những chấn thương.
Nhưng theo các nhà khoa học, quả dứa có hàm lượng độc tính cao và có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khoẻ con người. Một số người đặc biệt lưu ý khi ăn:
– Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng không nên ăn, bởi chất men bromelin trong dứa có thể gây dị ứng sau ăn 15 phút. Lâu hơn nữa men này sẽ sinh ra các histamin gây đau quặn bụng từng cơn, lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại… thậm chí khó thở. Đặc biệt với người có cơ địa dị ứng (dễ bị mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có thể diễn tiến nặng và nhanh.
– Những người có tiền sử tăng huyết áp nên hạn chế ăn dứa, kẻo sẽ bị nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng, cơn tăng huyết áp kịch phát do chất serotonin (5 – hydroxytryptamine, 5 –  HT) làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.
– Người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản cũng không ăn nhiều dứa kẻo bệnh tái phát nặng hơn… bởi chất glucoside trong dứa có thể kích ứng niêm mạc mạnh nên, gây tê rát, ngứa ngáy miệng lưỡi.
– Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú cũng không ăn dứa tươi quá 2 khoanh/ngày (30g), hoặc dứa chín rục (20g), kẻo chất pepin có trong nước dứa sẽ làm tắc sữa, làm cho thai nhi yếu.
-Người bình thường, khi bụng đói không nên ăn dứa, hoặc uống nước dứa ép vì sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu.
Lưu ý là các mắt dứa có loại nấm có tên candida trepicalis, nhất là những quả giập nát – gây ra ngộ độc dứa. Do đó cần loại bỏ quả giập nát khi sơ chế.
Những người chớ uống sữa bò
Sữa bò rất giàu dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi. Nhưng trong sữa bò có chất protein làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, gây đau bung, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Hoặc có thể do cơ thể thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa, nên khi uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa, dẫn đến bị trướng bụng với mức độ khác nhau, hoặc bị đau bụng và đi ngoài.
Một số người không nên uống sữa bò:
– Nếu bị dị ứng sữa bò (sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, hoặc bị viêm mũi, suyễn…) thì không nên dùng nữa.
– Người đã cắt dạ dày không nên uống, vì sữa bò không ở lâu được trong dạ dày, mà nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
– Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, làm giảm chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, gây ợ chua. Vì vậy người mắc bệnh viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tuyến tụy không nên uống sữa bò vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.
– Người thiếu máu do thiếu chất sắt sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì chất kali, chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
– Người hay tiếp xúc với chất chì không nên dùng sữa bò, vì chất đường sữa có thể tăng hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể.
Ai không nên ăn ớt?

– Người từng bị viêm loét dạ dày, viêm thực quản chớ ăn ớt kẻo hại niêm mạc dạ dày.
– Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi ăn ớt sẽ làm tim đập nhanh, lâu ngày có thể bị suy tim.
– Người bị bệnh về mật nên ít ăn ớt kẻo dịch vị trong dạ dày tăng, túi gan co lại, dịch gan tiết ra khó hơn, dẫn đến viêm túi gan và tuyến tụy.
– Người bị bệnh trĩ ăn ớt bệnh nặng thêm, thậm chí gây mủ ở hậu môn.
– Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ớt kẻo sẽ bốc hoả làm bệnh nặng thêm.
– Người mắc bệnh thận tránh ớt, kẻo suy giảm chức năng thận, suy thận.
– Người hay bị viêm da, bị bệnh về da tránh ăn ớt kẻo sẽ tăng bệnh và lâu khỏi.
– Người lười ăn không nên ăn ớt vì sẽ lười ăn thêm, có khi bị xuất huyết, dị ứng, viêm nhiễm.
– Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên ăn ớt để tránh bị viêm loét miệng, lưỡi, táo bón… ảnh hưởng đến thai hoặc con (vì khó ngủ, quấy khóc).
– Người đang uống thuốc đông y kiêng ăn ớt kẻo ảnh hưởng tới điều trị.
– Người bình thường cũng không nên ăn ớt quá cay vì ảnh hưởng đến men tiêu hóa, gây khó tiêu.
Trà Giang
GiadinhNet

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)