Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những người phụ nữ hiếu thảo

Tạp Chí Giáo Dục

Dù có hoàn cnh khác nhau nhưng ch Hunh Th Hoàng Oanh (qun 10) và ch Phm Th Ngc Thu (huyn Hóc Môn) đu có đim chung đó là hiếu tho vi đng sinh thành. Tng miếng ăn, gic ng hay nhng lúc cha m m đau, bnh tt, ch Thu và ch Oanh đu lo chu toàn giúp cha m có đưc tui già an vui, hnh phúc bên con cháu. Hai ch là mt trong nhng tm gương sáng v tm lòng hiếu tho va đưc Hi Liên hip Ph n TP.HCM phi hp cùng Hi Liên hip Thanh niên Vit Nam TP.HCM tuyên dương.


Vi tm lòng hiếu tho ca mình, ch Phm Th Ngc Thu đã tr thành tm gương cho các con noi theo

Tm gương cho các con

Ở tuổi 58 và đã có dâu rể nhưng chị Thu vẫn làm tròn bổn phận dâu, con của mình. Lúc cha mẹ chồng còn khỏe, chị Thu chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi cha mẹ chồng mắc bệnh nằm một chỗ, chị càng thêm gánh nặng vì phải chăm thêm việc tắm rửa, ăn uống cho ông bà. Nhìn cách chăm sóc cha mẹ chồng của chị không ai nghĩ chị là con dâu mà là con ruột. “Cha mẹ chồng hay cha mẹ ruột thì cũng như nhau. Nhờ có họ mình mới có người chồng tốt, hết sức yêu thương, chia sẻ với mình trong cuộc sống. Bởi vậy, tôi chưa bao giờ phân biệt bên chồng hay bên ruột mà luôn quan tâm, chăm sóc họ khi có thể”, chị Thu chia sẻ.

Dù được con dâu chăm sóc chu đáo nhưng vì tuổi già, sức yếu nên cha mẹ chồng của chị Thu đã qua đời mới đây. Ngày cha mẹ chồng mất, chị Thu cùng chồng lo chu toàn mồ mả để họ yên nghỉ. Thay vì được nghỉ ngơi chị Thu lại rước người mẹ ruột 92 tuổi, không đi lại được về chăm sóc. “Lúc còn chăm sóc cha mẹ chồng, mẹ ruột của tôi được các em chăm sóc. Nay cha mẹ chồng đã mất tôi muốn chăm sóc mẹ ruột. Cha thì đã mất từ lâu. Mẹ tôi cũng yếu lắm, không biết còn sống bao lâu nữa nên tôi muốn bên cạnh mẹ ruột”, chị Thu cho biết.

Đối với chị Thu, việc chăm sóc cha mẹ dù bên chồng hay bên ruột cũng có chút khó khăn nhưng chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc. “Người xưa có câu: Còn cha còn mẹ thì hơn/ Không cha không mẹ như đờn đứt dây. Ở tuổi của tôi, còn mẹ là điều vô cùng trân quý vì nhiều người còn trẻ nhưng cha mẹ đã không may qua đời. Nghĩ vậy mà tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi chăm sóc họ”, chị Thu nói.

Với tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ chồng và mẹ ruột mà chị Thu luôn là tấm gương để các con của chị noi theo. “Tôi có 5 đứa con nay đã lớn và có gia đình. Đứa nào cũng có hiếu với cha mẹ. Chúng thấy tôi chăm sóc mẹ như thế nào đều đối xử lại như vậy lại với chúng tôi. Cả gia đình tôi từ lớn đến nhỏ ai cũng có tấm lòng hiếu thảo. Điều đó đã giúp gia đình tôi rất hạnh phúc và là hình mẫu cho những gia đình xung quanh”, chị Thu cho biết.


Ch Hunh Th Hoàng Oanh cùng anh trai ti L tuyên dương “Gương hiếu tho” mi đây

Cùng m chng chi vi bnh him nghèo

Suốt những năm qua, chị Oanh được mọi người xung quanh vô cùng yêu quý bởi tấm lòng hiếu thảo. Cha mẹ của chị Oanh năm nay đều ngoài 80 tuổi. Cha chị do già yếu nên sinh ra nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, còn mẹ mắc căn bệnh ung thư, đi lại khó khăn. Hàng ngày, ngoài việc mưu sinh lo cho cuộc sống, chị Oanh còn phải đưa mẹ đi khám bệnh, tập vật lý trị liệu, xạ trị.

Khi cuc sng đang dn tr nên văn minh hin đi và đy c lo toan vào nhng mưu sinh cơm áo go tin thì đôi lúc chúng ta như quên mt đi nhng nghĩa c, nhng vic làm hiếu tho cn phi làm. Ngay t bây gi chúng ta nên th hin lòng hiếu tho vi cha m bng nhng c ch ân cn, mt li hi han, nhng tin nhn và lo lng cho cha m và ngưi thân trong gia đình. Vì thi gian s không ch đi mt ai.

Trong khi đó, bản thân chị Oanh cũng mắc bệnh ung thư nhưng chị chưa bao giờ dám gục ngã. Thương cha mẹ, chị Oanh càng mạnh mẽ, nghị lực, lạc quan vừa chăm sóc gia đình vừa cùng cha mẹ chống chọi lại bệnh tật. Đối với chị Oanh, chữ hiếu là tất cả, mỗi ngày được nhìn thấy cha mẹ còn sống trên cõi đời là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của chị. Nghĩ vậy mà chị chưa một lần lập gia đình để dành cả thanh xuân lo cho cha mẹ già. “Lúc nào tôi cũng nghĩ, cha mẹ nuôi mình khôn lớn, cho mình ăn học. Khi lớn lên, thành đạt mình phải có nghĩa vụ phụng dưỡng lại họ. Nhất là trong lúc cha mẹ ốm đau bệnh tật thì việc phụng dưỡng này phải gấp trăm, ngàn lần mới có thể đền đáp lại công ơn sinh thành của cha mẹ”, chị Oanh chia sẻ.

Không chỉ hiếu thảo, chị Oanh còn làm tốt công tác xã hội. Chị là chủ nhiệm CLB Nhịp đập xanh, cùng chia sẻ, động viên, giúp các bệnh nhân không may mắc bệnh như mình nén nỗi đau bệnh tật để tham gia các hoạt động xã hội. Từ CLB này, chị Oanh cũng lan tỏa, chia sẻ về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để mọi người cùng nhau thực hiện. Nhờ đó, phong trào hiếu thảo ngày càng lan rộng trên địa bàn. “Tôi mong thế hệ trẻ hãy luôn nhìn vào những tấm gương hiếu thảo để noi theo. Dù có bận rộn cỡ nào thì các em hãy dành thời gian chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, ông bà để họ có cuộc đời an vui, hạnh phúc”, chị Oanh gửi gắm đến các bạn trẻ.

Nhìn lại cuộc đời của mình, chị Oanh bảo: “Tôi không hối hận khi dành hết tuổi xuân để lo cho cha mẹ. Dù cha mẹ đã già vì tuổi tác, tôi cũng không thể nào ngăn thời gian qua đi để cha mẹ sống mãi bên cạnh nhưng được ngày nào là tôi hạnh phúc ngày đó”.

Thúy Kiu

 

Bình luận (0)