Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những người thầm lặng chụp ảnh cho báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

Những người thầm lặng chụp ảnh cho báo chí - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Những người thầm lặng chụp ảnh cho báo chí Audio

Bng kinh nghim, uy tín và đo đc làm ngh, nhiếp nh gia Phó Bá Cưng và ngh sĩ nhiếp nh Trn Thế Phong luôn thành công trong s nghip ca mình. Nhng bc nh không ch mang li cm xúc tích cc cho ngưi xem mà còn đóng góp cho nn báo chí Vit Nam.

Nhiếp ảnh gia Phó Bá Cường 

Đ cao uy tín và tính k lut

Anh Phó Bá Cường hiện là phóng viên ảnh của Tạp chí Vietnam Logistics Review đồng thời là nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Nhiếp ảnh TP.HCM. Anh Cường cho biết, anh học chuyên ngành họa sĩ của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM nhưng vì thích cầm máy chụp ảnh nên anh đã kết hợp giữa kiến thức hội họa với nhiếp ảnh để tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn riêng cho mình. Những tác phẩm ấy may mắn đều đoạt giải thưởng ở các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế nên tạo động lực cho anh đi theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Tờ báo đầu tiên mà anh cộng tác là một tờ báo về thời trang và anh là phóng viên chính thức của chuyên mục Thời trang trẻ của tờ báo cùng tên. Bước ngoặt đó đã gắn bó anh với nhiều tờ báo khác như: Báo Điện ảnh và Thời trang, Báo Sân khấu, Báo Phụ nữ TP.HCM, Báo Tiền phong… Nhiệm vụ của anh ở các tờ báo là chụp ảnh cho các người đẹp, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh – thế hệ của thập niên 80, 90. “Tôi may mắn được cộng tác ở Báo Tiền phong. Thời điểm đó, tờ báo này chuyên tổ chức các cuộc thi về người đẹp và tôi là người chụp ảnh các thí sinh tham gia cuộc thi. Tôi đã từng chụp cho Lý Thu Thảo, Hà Kiều Anh, Trịnh Kim Chi… May mắn cho tôi là những bức ảnh đều được các người đẹp rất yêu thích. Nhiều em đã trở thành đối tác của tôi trong thời gian dài”, nhiếp ảnh Phó Bá Cường nhớ lại.

Những bức ảnh do anh Cường chụp cho các người đẹp ở thời điểm đó được các báo sử dụng làm ảnh bìa và các trang báo. Kể từ đó, tên tuổi của anh bắt đầu được biết đến nhiều hơn. Nhiều nhà in lịch cũng tìm đến anh mua ảnh người đẹp để làm lịch. “Những năm đó, nhà nhà đều mua lịch để trang trí, nhất là vào dịp Tết. Hình ảnh người đẹp, diễn viên nổi tiếng như: Việt Trinh, Diễm Hương, Diễm My… “đắt như tôm tươi”. Đó là thời hoàng kim của ảnh lịch”, anh Cường nhớ lại.

Thời đó nhiếp ảnh tên tuổi không nhiều nhưng để được người đẹp tin tưởng và hợp tác thì không hề dễ. Nhưng anh Cường đã làm được điều đó bằng uy tín và tính kỷ luật của mình. “Tôi xem các người đẹp như người thân nhưng bắt tay vào làm việc thì phải nghiêm túc và tuân thủ kỷ luật. Khi đã hẹn thì phải đến đúng giờ. Điều quan trọng nữa là mình phải tôn trọng các em như vậy các em mới kính nể và tôn trọng mình và hợp tác lâu dài”, anh Cường chia sẻ.

Trong suốt 35 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, anh Cường luôn quan niệm, dù tay nghề có cao đến đâu thì khi làm nghề đạo đức phải đi đầu. “Tôi chụp nhiều thể loại, có cả ảnh nude nhưng mình phải làm sao để không ảnh hưởng đến người mẫu vì họ còn sự nghiệp gia đình. Nếu vì một bức ảnh đẹp mà mình sẵn sàng chụp những góc nhạy cảm, không được cho phép của người mẫu thì bức ảnh đó cũng chẳng có ý nghĩa”, anh Cường bày tỏ.

Những năm gần đây, anh Cường gắn bó với chủ đề mới đó là chụp ảnh cho doanh nghiệp. Dù chụp chủ đề nào thì anh cũng luôn nghiêm túc và tôn trọng công việc của mình. Anh khao khát được thực hiện bộ ảnh về tâm linh, ghi lại kiến trúc đẹp của những đền, chùa khắp mọi miền đất nước để làm phong phú thêm “gia tài” ảnh của anh.

Đo đc ngh nghip quan trng

Từ một đứa trẻ làm nhiều nghề khác nhau nhưng anh Trần Thế Phong đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh đoạt 16 giải thưởng báo chí trong nước và quốc tế. Những giải thưởng ấy đã chứng minh năng lực và đạo đức nghề nghiệp của anh trong suốt 25 năm làm báo. Anh cũng là một trong số ít nhà báo không có thẻ tác nghiệp nhưng điều đó không cản trở lòng yêu nghề và đam mê của anh. Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, đi đến đâu, anh cũng được săn đón và tạo điều kiện tác nghiệp thuận lợi kể cả trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không chỉ vậy, anh còn đi tác nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi chuyến đi cho anh nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm sống và làm nghề.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong (đứng giữa)

Anh Phong kể, từ nhỏ anh không có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Anh phải bươn chải nhiều nghề để nuôi sống bản thân trong đó có đi bán báo dạo. Những bức ảnh trên các tờ báo đã tạo động lực cho anh trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh. “Tôi thấy có những bức ảnh làm thay đổi cuộc đời con người. Có những trẻ em nghèo khi được đăng báo được mạnh thường quân giúp đỡ vượt qua khó khăn. Vậy là tôi nuôi ước mơ trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh”, anh Phong chia sẻ.

Năm 18 tuổi, anh Phong bắt đầu thực hiện ước mơ bằng chiếc máy ảnh cũ được mua bởi những đồng tiền mà anh đã cực khổ tích lũy được. Từ chiếc ảnh này, anh đi khắp mọi nơi chụp ảnh. Nhờ đam mê cùng năng khiếu, anh đã có ra đời những bức ảnh dung dị nhưng thật đáng nhớ. Cuộc đời của anh bắt đầu lật sang trang mới kể từ khi đoạt huy chương vàng trong cuộc thi ảnh của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, huy chương bạc của Hội Nhiếp ảnh Việt Nam về loạt ảnh cầu Mỹ Thuận mới khánh thành. Từ đây, anh bắt đầu bước sang con đường sáng tác ảnh nghệ thuật và báo chí. Anh đã cộng tác ở nhiều tờ báo, đặc biệt là Báo Giác Ngộ. Những bức ảnh của anh không chỉ làm ảnh minh họa cho các trang báo, làm ảnh bìa cho tờ báo. “Tôi chưa bao giờ từ chối khi báo cần ảnh của tôi làm minh họa, đặc biệt là Tờ Báo Giác Ngộ. Với tôi, ngoài tình cảm, cái nghĩa trong đó thì đây còn tờ báo an lạc, an vui tôi thích”, anh Phong tâm sự.

Nhiếp ảnh Trần Thế Phong cho biết: “Tôi không có thẻ nhà báo vì điều kiện có thẻ mình phải làm ở một cơ quan cố định nhưng tôi lại thích tự do, không muốn bị ràng buộc dù có nhiều đơn vị gợi ý mời tôi về làm việc và hỗ trợ cấp thẻ nhà báo. Đối với tôi, uy tín, đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu, luôn làm việc hết mình, được mọi người tin yêu, tạo điều kiện cho mình tác nghiệp”.

H Trinh

 

 

Bình luận (0)