Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những người “thắp lửa” cho sàn diễn cải lương

Tạp Chí Giáo Dục

H là nhng ngưi rt tâm huyết vi ngh thut ci lương truyn thng ca dân tc. Đ tiếp cn nhiu thế h khán gi, h liên tc “thp la” đ sàn din ci lương sáng đèn bng nhng kch bn mang đy tính giáo dc…


NSND Thanh Đin, Gia Bo và Lê Như trên sàn tp d án ci lương “D c hoài lang”

D án ci lương “D c hoài lang” ca NSND Thanh Đin – Gia Bo

“Dạ cổ hoài lang” là vở kịch nói nổi tiếng hơn 20 năm qua, từng được Sân khấu 5B và IDECAF dàn dựng, thu hút nhiều thế hệ khán giả. Ngay cả phim điện ảnh cũng đã bấm máy kịch bản này. Nay được NSND Thanh Điền và nghệ sĩ trẻ Gia Bảo mang “Dạ cổ hoài lang” lên sàn tập với phiên bản cải lương cùng tên do soạn giả Lâm Hữu Tặng chuyển thể.

Gia Bảo cho biết, việc chuyển thể cải lương “Dạ cổ hoài lang” là tâm huyết mà anh ấp ủ từ lâu. “Khi tôi đến nhà cố nghệ sĩ Thanh Hoàng, tác giả kịch bản “Dạ cổ hoài lang” xin phép, vợ của chú Thanh Hoàng đồng ý ngay cho ê-kíp chuyển thể cải lương. Cô còn nắm tay dắt tôi lên bàn thờ của chú Hoàng để xin phép chú. Cô mong muốn tác phẩm có sự thay đổi để tiếp cận khán giả trẻ và tiếp nối thêm nhiều thế hệ sau nữa… Tôi nghĩ đây là một cái duyên rất lớn của tôi với kịch bản này” – Gia Bảo bật mí!

NSND Thanh Điền cho biết khi Gia Bảo mời ông dựng vở này để dự thi “Liên hoan cải lương toàn quốc 2022” tổ chức vào tháng 11 tại tỉnh Long An, ông nhận lời và nhiều đêm không ngủ được. “Tôi trao đổi kỹ với soạn giả trẻ Lâm Hữu Tặng, chỉnh kịch bản, tập tới đâu chỉnh sửa tới đó, viết thêm những bài bản phù hợp với từng nhân vật, tình huống tính cách nhân vật, có cả thêm vào một số câu ca cải lương bằng tiếng Anh cho mới lạ… So với bản dựng kịch thập niên 1990, tác phẩm mang màu sắc đương đại hơn…” – NSND Thanh Điền bật mí!

Bản dựng của Thanh Điền có sáu nhân vật, Gia Bảo vào vai ông Tư, NSND Thanh Điền vai ông Năm, diễn viên trẻ Lê Như vai cô cháu gái, ca sĩ Quốc Đại vai người bạn của cô gái, Nguyễn Văn Khởi (Chuông vàng vọng cổ 2017) vai con ông Tư, Nguyên Yunie vai Lành – người vợ mất sớm của ông Tư.

Nghệ sĩ Gia Bảo tiết lộ thêm: “Chúng tôi sẽ thay đổi một chút nội dung cho phù hợp với thời đại. Chẳng hạn, bây giờ không thể nói nhân vật không nghe được điện thoại từ quê nhà nữa, bởi phương tiện truyền thông quá đầy đủ, nhân vật có cả Messenger, Facebook, tha hồ gọi điện, nhắn tin, thấy luôn mặt mũi… Nhưng ông Tư vẫn cô đơn ngay chính trong sự đầy đủ đó”.

Đ góp phn sáng đèn sân khu ci lương, ngh sĩ Gia Bo tiếp tc gi đến khán gi m điu ci lương s tiếp theo ca chui chương trình Tài danh đt Vit vi ch đ “Giang sơn m nhân” vào ti 26-11-2022 ti Nhà hát Bến Thành, TP.HCM. Đây là chương trình đc bit thun ci lương tung c vi các trích đon kinh đin như: Giang sơn m nhân, Mnh L Quân, Thanh Xà –  Bch Xà, Chung Vô Dim… cùng s tham gia ca các ngh sĩ ni tiếng hin nay như: NS Hng Nga, Ngc Huyn, Kim T Long, Thanh Hng, Linh Tâm, Trng Phúc, Vũ Luân, Kim Tiu Long, Tú Sương, Bình Tinh, Hu Quc, Trinh Trinh, Võ Minh Lâm, Hoài Linh, Minh Nhí, Minh D, Gia Bo, Lê Như…

NSND Thanh Điền cho biết: “Tôi tham gia vai ông Năm như để tạo thêm động lực, làm điểm tựa cho các em cháu có tấm lòng với cải lương chứ tôi sẽ không dự thi để nhận huy chương. Ngay từ đầu, tôi sẽ báo với ban tổ chức vì tôi muốn dành cơ hội này cho các bạn trẻ với niềm đam mê cải lương quá lớn…”.

Sau khi dự thi “Liên hoan cải lương toàn quốc”, vở sẽ được công diễn vào tháng 12 tại TP.HCM.

“Đêm trưc ngày hoàng đo” và tâm huyết ca Hoàng Song Vit

Vở cải lương lịch sử “Đêm trước ngày hoàng đạo” (tác giả: Võ Tử Uyên, đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ) do Sân khấu Đại Việt của soạn giả Hoàng Song Việt thực hiện kể về sự trăn trở, nỗi niềm canh cánh của Vương gia Lê Tư Thành (Võ Minh Lâm) trong đêm trước ngày ông lên ngôi báu, trở thành vua Lê Thánh Tông. Trước thời khắc quyết định bước lên chiếc ngai vàng, ông hoàng trẻ khát khao tìm ra sự thật, trả lại sự trong sạch cho bậc khai quốc công thần. Giải oan cho Nguyễn Trãi (Minh Trường) không đơn thuần chỉ để trả ơn người từng cưu mang mẹ con mình, mà trên hết là ý thức trách nhiệm của người sắp gánh vác vận mệnh quốc gia không cho phép ngài im lặng trước những bất công, thôi thúc ngài gột rửa vết nhơ cho bậc công thần tiền triều. Tuy nhiên, nếu giải oan cho bậc công thần Nguyễn Trãi, đồng nghĩa với việc ông phải vạch trần những góc khuất, những tội lỗi của Thần phi Nguyễn Thị Anh (Thoại Mỹ)  – người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ ông. Những cuộc đối thoại đã diễn ra chỉ trong một đêm, vừa trong đời thực lẫn trong tâm tưởng; đã giúp vị tân vương giải tỏa khúc mắc, sẵn sàng nhận lấy trọng trách lớn lao, gánh vác giang sơn đất nước…


NSƯT Thoi M và Võ Minh Lâm trong “Đêm trưc ngày hoàng đo”

Soạn giả Hoàng Song Việt cho biết: “Trong bản dựng này, đạo diễn Hoa Hạ đã khá thành công trong việc lý giải nguyên nhân vì sao vận mệnh đã đưa Nguyễn Thị Anh từ một Thần phi yêu chồng, thương con và tài giỏi trong việc thay vua chấp chính lại biến thành một con người phải mưu mô, thâm độc để thay vì được người đời ca ngợi như Ỷ Lan, như Trần Thị Dung… thì ngược lại, bà đã bị lên án gắt gao và mang danh “người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử”… Đến với “Đêm trước ngày hoàng đạo”, khán giả có dịp thưởng thức một tác phẩm được dàn dựng mới lạ với những góc nhìn đầy sáng tạo của đạo diễn Hoa Hạ. Phục trang, cảnh trí, vũ đạo và âm nhạc được đầu tư hoành tráng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả trẻ…”.

NSƯT Thoại Mỹ vào vai Thần phi Nguyễn Thị Anh – một vai độc lẳng rất nặng ký. Dù là dạng vai sở trường nhưng tính cách diễn biến tâm lý của nhân vật này không ít lần “gây khó” cho Thoại Mỹ.

Vương gia Lê Tư Thành của Võ Minh Lâm theo đạo diễn Hoa Hạ là một vai cực khó. Nhưng Võ Minh Lâm đã vượt qua cái ngưỡng khó ấy rất thành công để khắc họa nhân vật rất đậm nét, tạo nên một dấu ấn không phai trong lòng khán giả…

Vở có sự tham gia của một dàn diễn viên tài năng, giỏi nghề như NSƯT Thoại Mỹ, Võ Minh Lâm, Minh Trường, Phương Cẩm Ngọc, Thanh Hồng, Thanh Đông, Tiến Phước, Trọng Hiếu…

Sau khi tham dự “Liên hoan sân khấu Thủ đô 2022” tạo được tiếng vang lớn tại Hà Nội vừa qua, vở “Đêm trước ngày hoàng đạo” sẽ tiếp tục biểu diễn tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng như diễn phục vụ cho sinh viên tại các trường ĐH ở TP.HCM.

Minh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)