Y tế - Văn hóaThư giãn

Những người thầy trong đời

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc sng con ngưi có vô vàn ngưi thy kh kính: t cô giáo vưn tr, đến các ging viên đi hc, các chuyên gia khoa hc, các v hin triết… thm chí các v thy trong văn hóa tâm linh. Mi ngưi thy có mt tm quan trng khác nhau đi vi mi hc trò, và quan h thy trò cũng vì đó mà thay đi theo tng trưng hp nhiu môi trưng khác nhau t gia đình, trưng hc, nơi làm vic hoc trong các mi quan h bè bn. Hơn na, ý nghĩ v “Thy” không ch hn hp là nhng ngưi truyn đt kiến thc trong nhà trưng mà còn là nhng ngưi tin tưng, chia s, hưng dn, ch bo ta trong cuc sng, giúp ta hoàn thin hơn, sng có ích và ý nghĩa hơn! Do vy, ngưi thy có th là mt cun sách hay, mt ý tưng mi, mt đon phim ý nghĩa, hay đơn gin mt câu nói bt cht nghe thy, giúp ta bng “ng”…


Nhà giáo – ThS. Nguyn Hiếu Tín cùng các hc trò trong Khoa Du lch – Trưng ĐH Tôn Đc Thng
 

Ngưi thy đu tiên

Chắc hẳn, ai trong mỗi người cũng đều có tuổi thơ đáng nhớ và trong sâu thẳm của miền ký ức thân thương ấy, hẳn sẽ có hình bóng của một người thầy, một người cô yêu quý. Và vẫn biết rằng “nói sao cho hết tấm lòng thầy cô”, nhưng có một sự thật, một bí ẩn mà ai cũng có “Người thầy đầu tiên” của riêng mình đó chính là cha mẹ – hai vị thầy vĩ đại với vô vàn tình yêu thương. Cả cuộc đời cha mẹ luôn đồng hành cùng chúng ta, luôn đau đáu hai chữ “dạy con”. Dạy làm sao để con nên người, để con thành công, để con trở thành người có ích. Thật vậy, cha mẹ là người thầy đầu tiên mang tới cho chúng ta bài học quan trọng “bước đi trên đôi chân của mình”. Từ những bước đi đầu tiên không vững, đôi khi không cẩn thận bị ngã, cha mẹ đã dạy chúng ta phải mạnh mẽ, tự đứng lên, vượt qua khó khăn để tiếp tục tiến bước bằng chính năng lực của mình. Cha mẹ là người đầu tiên dạy chúng ta giao tiếp với thế giới đầy lạ lẫm. Từ những tiếng bi bô đến những cách ứng xử, giao tiếp để chúng ta mở rộng quan hệ, kết nối với xã hội, làm người tử tế.

Không phải ngẫu nhiên, trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn người Nga Chingiz Aytmatov sáng tác năm 1962 đã trở nên nổi tiếng và bất hủ, bởi lẽ xuyên suốt tác phẩm này, tác giả đã dùng phép ẩn dụ đầy tinh tế bằng hình ảnh “hai cây phong cao lớn” đứng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió làm biểu tượng cho “Hai người thầy đầu tiên” chào đón và dạy dỗ chúng ta ngay từ thuở nằm nôi, khi ta mở mắt chào đời. Ta lớn lên theo từng lời ru của mẹ, từng câu chuyện kể của cha, những bài học đầu đời đó đi vào giấc mơ, đi vào cuộc sống và góp phần hình thành nên phẩm hạnh con người, bồi đắp sự nghiệp tương lai của chúng ta sau này. Người thầy đó đã giúp ta gặp được những người thầy khác. Chính những người thầy khác ở ngoài gia đình này, đã mở những lối đi mới, khai phóng tư duy, tạo nên giá trị “con hơn cha là nhà có phúc”…

Nhng ngưi thy trong cuc sng

Ngoài hai người thầy vĩ đại là cha mẹ (học từ gia đình), thiết nghĩ trong cuộc đời chúng ta có ít nhất 3 người thầy quan trọng: người thầy trên bục giảng (học từ nhà trường); người thầy cuộc sống (học từ xã hội, sách báo, giao tiếp xã hội) và người thầy chính mình (tự học, tự chiêm nghiệm, tự rèn luyện).

Người thầy trên bục giảng (học từ nhà trường): Thầy cô giáo là người cung cấp kiến thức cho ta trên nhiều lĩnh vực, có tác dụng mở mang đầu óc, phát triển tư duy, trang bị kỹ năng sống, làm việc và hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng khẳng định: “Nghề thầy giáo rất quan trọng và cũng rất vẻ vang” vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhà hiền triết – thi hào vĩ đại của Ấn Độ Tagore lại nâng cao vai trò đào tạo: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình còn giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ”. Nhiều lời ca ngợi và nhiều danh hiệu cao quý được trao tặng cho giáo viên: “người kỹ sư tâm hồn”, “viên kim cương của nhân loại”, người gieo hạt giống vàng chân lý”, “nhà kiến trúc kiểu mẫu người tương lai của đất nước”… bởi lẽ “sự nghiệp dạy học là sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người” như triết gia K.Đ.Usinxki đã khẳng định.

Nước ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và phát triển, thiên chức người thầy vẫn luôn được mọi người yêu mến và vinh danh. Từ xưa đến nay, trong dân gian ai cũng thuộc câu: “Không thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư bán tự vi sư”… Cả đến khi công thành danh toại, người ta cũng nhắc nhau: “Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy”…

Người thầy cuộc sống (học từ xã hội): Những ý nghĩ về học từ cuộc sống gợi cho tôi nhớ về câu chuyện của nhà hiền triết lừng danh Hasan. Cách ông kể về ba người thầy vĩ đại trong cuộc đời ông đã vỡ ra một chân lý của sự học. Học từ những gì bình thường nhất, có đầy quanh mình. Khi Hasan, một nhà hiền triết tôn giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”, Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy của ta”.

Theo đó, ông nói người đầu tiên ta học được là một tên trộm. Ta chưa bao giờ thấy tên trộm trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc, và nhẫn nại chờ đợi. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”.

Người thầy thứ hai ta học được là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?”. Đứa bé đáp: “Thưa phải”. Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”. Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”. Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

Từ những gì nhà hiền triết để lại, chúng ta dường như thấy mọi thứ diễn ra trước mắt chúng ta từ ngọc ngà châu báu cho tới rác rưởi, đến một tiếng thở dài hình như là có duyên cớ và nó luôn mang một thông điệp tạo hóa đã ban xuống cho chính chúng ta. Nhận nó như thế nào, những bài học từ những người thầy tùy thuộc quá nhiều vào người nhận.

Người thầy chính mình (tinh thần tự học): Trong thế giới ngày nay, sống cũng có nghĩa là học thường xuyên, học suốt đời, không còn học nữa thì theo một nghĩa nào đó cũng là đã chết, về mặt trí tuệ, tinh thần. Không thể đến trường suốt đời, nhưng nhà trường cho ta cái quý nhất để ta có thể học suốt đời, đó là ý chí và khả năng tự học, niềm say mê và khả năng tự khám phá thế giới.

Vì vậy, nếu học là quá trình tìm hiểu, dung nạp kiến thức thì tự học là sự tự chủ lĩnh hội tri thức trong mọi hoàn cảnh – trên mọi lĩnh vực. Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải tự thân nỗ lực tôi luyện tinh thần, đuổi kịp thời đại. Bởi lẽ, mình phải trả giá cho chính những hành động của mình. Do vậy, con người muốn khôn hơn, phải tự mài mò tìm kiếm, tự trải nghiệm đồng thời cũng chấp nhận những thất bại của bản thân.

Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết, dung bồi kỹ năng sống để tự hoàn thiện bản thân.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)