Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Những nhịp chèo đưa con đi tìm chữ

Tạp Chí Giáo Dục

Có đa hình thp hơn mc nưc bin t 0,7 đến 1m, mùa mưa, hc sinh vùng càng thuc 5 xã vùng thp trũng ca huyn Hi Lăng (tnh Qung Tr) li đưc ph huynh và thy giáo đưa đến lp trên nhng chiếc thuyn máy.


Nhng hc sinh vùng càng vưt sóng đến trưng trên nhng chiếc thuyn vào mùa lũ

1. Sáng sớm, cơn mưa ràn rạt đổ. Thầy giáo Nguyễn Văn Huynh cùng anh Nguyễn Văn Thuận – phụ huynh học sinh vội vã tấp chiếc thuyền máy vào mé đường làng càng Hội Điền, đón các em học sinh điểm trường An Thơ thuộc Trường TH-THCS Hải Hòa đến lớp học. Cùng với chiếc áo mưa, mỗi học sinh được phụ huynh trang bị thêm một chiếc áo phao. Chặng đường từ càng Hội Điền đến điểm trường An Thơ dài khoảng 2km. “Mùa khô, nơi đây là đồng lúa. Hễ mưa lớn, cả cánh đồng lại thành biển nước mênh mông. Lâu nay, đến mùa nước lớn thì phụ huynh chủ động đưa con em đến trường. Năm trước, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tặng cho càng Hội Điền một chiếc thuyền chống lũ, thôn cử hai phụ huynh đưa các cháu đi học để đảm bảo an toàn”, thầy Huynh nói.

Đưa tay kéo chiếc mũ áo mưa che những hạt mưa quất rát mặt, em Nguyễn Thị Hoài Anh, học sinh lớp 5 vui vẻ nói: “Năm nào vào mùa mưa chúng em cũng phải đi học bằng thuyền. Có hôm mưa lớn, đến trường áo quần bị ướt. Nhưng em không nghỉ học buổi nào. Được đi học rất vui”. 

Chiếc thuyền quay mũi, tấp vào trước cổng trường. Thầy Huynh cẩn thận bước lên đường níu mạn thuyền để từng học sinh lần lượt bước lên. Sân trường ngày lũ vẫn rộn ràng tiếng nói cười của học trò. Đến từ càng Mỹ Chánh, Nguyễn Lê Huyền Trân cẩn thận rũ những giọt mưa còn đọng lại trên cặp sách, tìm chỗ phơi áo mưa và cất túi ni-lông đựng thức ăn trưa đã được mẹ chuẩn bị sẵn vào nơi quy định. Huyền Trân bảo, nếu vì nước lũ mà không đi học thì sẽ không biết chữ. Đi học để sau này được lên thành phố học đại học và đi làm việc như các thầy cô giáo ở trường.

Càng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh) và càng Hội Điền (xã Hải Phong) là hai địa bàn thấp trũng nhất vùng càng. Những ngày này, hơn 30 học sinh đều đến trường bằng ghe thuyền do phụ huynh đưa đón. Bữa trưa được phụ huynh chuẩn bị cho con mang theo từ nhà. Đa số các em đều mang theo mì tôm. Tan buổi học, thầy cô giáo ở trường nấu nước sôi, pha mì giúp các em. Bữa trưa đơn giản nhưng nụ cười ở các em vẫn rạng rỡ.

2. Tranh thủ giờ nghỉ trưa, thầy Huynh đi một vòng hỏi thăm tình hình từng học sinh. Thầy động viên các em chịu khó đến lớp, tập làm quen với mỗi con nước lớn ở vùng thấp trũng quê mình. Sinh ra và lớn lên ở Hội Điền, từng trải qua những tháng năm chèo thuyền từ nhà đến trường, thầy Huynh kể: “Hồi ấy điểm trường An Thơ chưa được xây dựng. Học sinh các vùng càng phải chèo thuyền vào tận điểm trường chính ở trung tâm xã Hải Hòa. Đường xa, cả đi lẫn về ngót 15km. 4 giờ sáng đã lục đục gọi nhau í ới lên thuyền để đi. Nay có điểm trường lẻ, các em đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, chỉ đỡ hơn so với học sinh trong vùng trước đây còn sự vất vả thì đâu đó vẫn có. Mừng là bây giờ phụ huynh đồng hành nhiều hơn trên đường đến trường cùng con”.

Mùa lũ, nước dâng với người dân vùng càng cũng như các em học sinh ở đây đã là điều gì đó quen thuộc. Khái niệm nghỉ học chỉ xuất hiện khi nước ngập phòng học. Thông thường, các em phải làm quen với đường đến trường đầy nước để bắt kịp chương trình. “Hầu như mùa lũ không có học sinh nghỉ học, trừ ốm đau. Các tiết sinh hoạt dưới cờ, thầy cô đều dành thời gian trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh về kỹ năng bơi lội, cách ngồi trên thuyền… dù chưa chuyên sâu nhưng cũng đủ để giúp các em nắm bắt những kỹ năng cần thiết”.


Ba trưa đơn gin vi mì tôm nhưng n cưi ca các em hc sinh vùng càng vn rng r

Thương học trò vùng lũ, thương những thiệt thòi từng trải, mỗi mùa hè, thầy Huynh thường ra sông tắm để tranh thủ hướng dẫn cho các em. “Ít nhất, hướng dẫn cho các em cũng biết kỹ năng tự nổi khi mang áo phao để mỗi mùa nước lũ về mình cũng như phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn”, thầy Huynh nói.

3. Chiều, tiếng trống trường vừa dứt. Anh Nguyễn Văn Thuận lại điều khiển chiếc thuyền máy tấp vào mé đường trước cổng trường để đón con và các học sinh vùng càng trở về. Anh Thuận có “thâm niên” hàng chục năm chèo thuyền đưa con đến trường như thế. “Hai năm nay, điểm trường lẻ được xây ở càng An Thơ, việc đến trường của các cháu gần hơn rất nhiều. Trước đây, tôi đưa hai cháu đến điểm trường chính ở trung tâm xã, cách nhà gần chục kilômét. Ngày hai vòng đón đưa, hôm nào nước lớn quá thì xin người dân cho con ở lại theo học. Người làm nông rất bận rộn khi vào thời vụ nhưng với gia đình tôi, thời vụ lại phụ thuộc vào giờ học của các cháu”, anh Thuận chậm rãi nói.

Kiên trì với ngàn nhịp chèo khua sóng nước, hai đứa con anh Thuận nay đã vào năm thứ 3, 4 đại học ở TP.Đà Nẵng. Còn cháu út Hoài Anh lại tiếp tục được anh đưa đón mỗi ngày. “Vất vả nhưng phải cho con cái chữ làm vốn để chèo chống với đời”, anh Thuận nói.

Câu chuyện đưa con vượt sóng nước học chữ của anh Thuận kéo dài suốt quãng đường về. Không ai nghĩ, dưới lớp nước bạc mênh mông đó là hàng ngàn hécta ruộng lúa. Nơi được xem là vựa lúa của huyện Hải Lăng. Mùa lũ cả cánh đồng ngập sâu ba bốn mét. Người dân vùng càng không chỉ mang sức người làm Sơn Tinh cùng với những trạm bơm điện hút nước gieo lúa rồi dăm bữa nửa tháng, biển nước đó cũng phải rút, trả lại ruộng đồng cho người dân cày cấy. Mà bằng sức lực của những đôi bàn tay chai sần giữ vững nhịp chèo, vững vàng đưa bao thế hệ trẻ ở đây vượt sóng đến trường, chạm ước mơ vào giảng đường đại học. Bất chợt, tôi hiểu vì sao tốt nghiệp đại học, thầy giáo Huynh lại quay về đồng hành cùng học sinh vùng càng.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)