Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những “nữ tướng” vùng biên

Tạp Chí Giáo Dục

t qua nhiu rào cn, khó khăn và thit thòi min biên gii, nhng ph n Vân Kiu phía Đông dãy Trưng Sơn đã băng sui, r rng đến trưng hc. H đã tr thành nhng “nng” đi đu làng bn, đưa quê hương tng bưc thoát nghèo.


Bà H Th Thit – mt trong 2 “n tưng” đng đu xã Hưng Lp

c qua h tc

Cuối thu, miền Trung bước vào những đợt mưa dầm. Những cơn mưa ràn rạt, dòng nước đục ngầu chảy ngang đường khiến nhiều người không khỏi rùng mình khi nhớ đến trận đại hồng thủy cách nay tròn 3 năm. Cung đường Hồ Chí Minh từ thị trấn Khe Sanh đến xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tròm trèm 65km, đèo dốc uốn lượn. Đã có hẹn từ trước, Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thiệt, Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Ven đợi tôi ở trụ sở UBND xã. Câu chuyện về giới nữ vượt qua nhiều rào cản, hủ tục, giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền giữa chúng tôi kéo dài suốt buổi, trước khi tôi theo chân các chị đến với bà con các bản làng xa trong một chuyến thăm hỏi, vận động bà con phát triển kinh tế, nhắc nhở trẻ đến trường.

Bà Ven sinh ra và lớn lên ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập – một trong những thôn có địa hình cách trở ở xã vùng biên. Theo học hết lớp 12, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thi vào đại học. Bà Ven chia sẻ: “Hồi đó, để được đến trường là cả một sự nỗ lực lớn. Thông thường người vùng cao quan niệm, con gái đến tuổi lấy chồng, phục vụ gia đình. Việc học nếu có cũng chỉ để biết chữ mà thôi. Đó là chưa kể, nhiều bạn bè cùng trang lứa học lên cấp 2 đã nghỉ, tảo hôn”. Ở lại bản làng, Hồ Thị Ven tham gia vào công tác Đoàn tại địa phương. Thời gian sau, Hồ Thị Ven được cấp ủy xã Hướng Lập cử đi học sơ cấp, rồi trung cấp chính trị. Trở về, bà được giao giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lập. “Phụ trách mảng nông dân thì phải biết kiến thức khoa học về chăn nuôi, trồng trọt để truyền đạt, hướng dẫn lại cho bà con. Thế là suốt 5 năm ròng, từ năm 2013 đến năm 2018, cứ thứ bảy, chủ nhật mọi người nghỉ ngơi thì tôi lại vượt chặng đường 65km, ra trung tâm huyện Hướng Hóa để theo học lớp Đại học Nông Lâm”, bà Ven kể lại.

Cũng trong thời gian đó, năm 2016, bà Ven được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch và sau đó là Chủ tịch UBND xã Hướng Lập, trở thành vị nữ Chủ tịch xã thứ 2 kế nối bà Hồ Thị Oi – một nữ du kích lập nhiều chiến công, từng dũng cảm bước qua lời nguyền đưa cây lúa nước về bản làng và được vinh dự gặp Bác Hồ năm 1962.


Bà H Th Ven ph biến kiến thc làm ăn cho ch em min biên

Cũng như Hồ Thị Ven, Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập bà Hồ Thị Thiệt là tấm gương vượt khó, nỗ lực vươn lên. Sinh ra và lớn lên ở thôn Sê Pu – Tà Păng (xã Hướng Lập), cuộc sống của Hồ Thị Thiệt cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả bởi gia đình không có nhiều đất canh tác. “Quan niệm phụ nữ không cần học cao, sớm lấy chồng, sinh con vẫn còn hằn sâu trong suy nghĩ thế nên việc học hành cũng không dễ dàng đối với tôi”, bà Thiệt chậm rãi kể lại. Ham học, Hồ Thị Thiệt đã mặc lời can ngăn của người thân, làng xóm. Bà vừa đi học, vừa đi làm rồi lập gia đình, sinh con. “Vất vả là có thật khi mình phải làm cùng lúc nhiều việc nhưng vẫn hạnh phúc và có động lực khi mình có thể thực hiện được mong muốn của bản thân”, bà Thiệt nói.

Góp phn cùng quê hương đi mi

Lớn lên ở Hướng Lập, cả hai “nữ tướng” Hồ Thị Thiệt và Hồ Thị Ven hiểu sự thiếu thốn của bà con quê mình. Họ cũng biết bà con cần gì, cái gì phù hợp với địa phương để từ đó có những quyết sách đúng đắn. “Thời gian qua, chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để tìm cách đẩy lùi hủ tục, lạc hậu, nâng cao dân trí, giúp bà con phát triển kinh tế, động viên con trẻ đến trường. Hướng Lập còn nhiều khó khăn. Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn trăn trở để tìm cách tháo gỡ cho cuộc sống của bà con ngày càng tốt hơn”, bà Hồ Thị Ven bộc bạch.

Phát huy vai trò, uy tín của người đứng đầu xã, thời điểm Covid-19 bùng phát, bà Ven và bà Thiệt đã đứng ra vận động người dân thôn Cù Bai cho lực lượng chức năng mượn đất, huy động người dân góp sức để làm chốt chống dịch. Mới đây, khi Đồn biên phòng Hướng Lập kết nối với Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị hỗ trợ xây nhà cho bà Hồ Thị Pung (thôn Sê Pu – Tà Păng). Nắm tình hình, bà Pung chưa có đất, bà Thiệt và bà Ven đã đại diện lãnh đạo xã băng rừng vào tận thôn Sê Pu để tìm hướng giải quyết. Sau khi nghe chính quyền vận động, anh Hồ Văn Tuân – một hộ dân trong thôn đã đồng ý tặng mảnh đất ngay mặt đường của thôn để dựng nhà cho bà Pung.

Có nhng thành qu đó, ngưi Vân Kiu bên chân đèo Sa Mù hôm nay vn luôn t hào v nhng “nng” vùng biên như bà Ven, bà Thit vi nhng bưc chân thm lng đã cùng bà con góp phn xây dng cuc sng m no.

Kế nối bước chân nữ thủ lĩnh Hồ Thị Oi, hai “nữ tướng” Vân Kiều bên chân đèo Sa Mù từng ngày đưa bản làng tiến lên đổi mới. Từ những thửa ruộng bậc thang đầu tiên được gieo cấy ngay dưới mưa bom bão đạn với sự giúp sức của người lính biên phòng, đến nay khắp cả Hướng Lập đều có lúa nước. 51ha lúa nước của một xã miền núi là con số ít ai nghĩ tới. Cây lúa nước đã góp phần giải quyết đáng kể nguồn lương thực tại chỗ, từng bước hạn chế dần nạn phá rừng làm nương rẫy. Chủ động tự túc được nguồn lương thực, người dân mới yên tâm tính chuyện làm giàu. Nhiều gia đình ở Cù Bai đã đẩy mạnh phong trào trồng rừng từ nhiều năm nay sau khi họ không còn lo “chạy ăn” như bà con ở các thôn bản khác. 98% con em trong độ tuổi đến trường…

Có những thành quả đó, người Vân Kiều bên chân đèo Sa Mù hôm nay vẫn luôn tự hào về những “nữ tướng” vùng biên như bà Ven, bà Thiệt với những bước chân thầm lặng đã cùng bà con góp phần xây dựng cuộc sống ấm no.

Phan Vĩnh Yên

 

 

 

Bình luận (0)