Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những phận đời mong manh: Ngày cuối cùng vui vẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Không ai là không s chết, nht là khi biết mt ngày rt gn mình s chết thì ni s hãi đó đáng kinh khng hơn. Nhưng đưc s chăm sóc c y tế ln tinh thn ca đi ngũ y, BS, nhng bnh nhân đang ch cái chết ti Khoa Chăm sóc gim nh (BV Ung bưu) đã sng nhng ngày cui cùng vi tâm trng vui v

BS thăm khám và trò chuyn vi bnh nhân mc bnh ung thư

Chị Tr.T.Th.Th. (40 tuổi, huyện Củ Chi, trước khi vào đây chị công tác tại Trung tâm GDTX huyện Củ Chi) kể, trước đây có những dấu hiệu đau nhưng chủ quan không đi khám. 6 tháng trước, cơn đau trở nặng chị mới đến BV khám. Cầm kết quả trên tay, chị Th. bàng hoàng khi biết mình bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Phải mất cả tháng trời chị Th. mới lấy lại được thăng bằng và đối diện với những gì sắp diễn ra. Cách đây 4 tháng chị được phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và thực hiện hóa trị. Cho đến khi thuốc không còn tác dụng thì chị được chuyển đến Khoa Chăm sóc giảm nhẹ cầm cự trong những ngày còn lại.

Chị Th. được điều trị ngoại trú, chỉ vào BV mỗi lần vô thuốc. Những lần đó mẹ chị – bà V.T.D. (70 tuổi) là bờ vai cho chị dựa vào.

Bà D. xót xa: “Quỹ thời gian còn lại của Th. không còn bao lâu. Tôi không dám khóc vì sợ nó thấy sẽ suy sụp thêm, chỉ đành nuốt nước mắt vào trong. Cầu mong con sống thêm được ngày nào vui vầy ngày đó”.

Đến bên giường bệnh nơi chị Th., BS Hoàng Đức vừa thăm khám vừa động viên.

BS Đức cho biết: “Ngoài thăm khám, chăm sóc về y tế thì những cuộc trò chuyện với người bệnh của các y, BS ở đây rất thường trực. Người bệnh điều trị tại khoa mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Nhiều người vì không chấp nhận được bệnh nên rất kiệm lời, dễ xúc động hoặc không hợp tác điều trị. Do đó, khi trò chuyện với người bệnh, BS sẽ hiểu thêm và có hướng điều trị phù hợp. Những sự quan tâm, động viên kịp thời của BS sẽ phần nào giúp người bệnh vượt qua khó khăn hiện tại”.

Cũng theo BS Đức, thường khi bệnh nhân nhập viện hoặc có tình trạng trở nặng, các y BS sẽ mời người bệnh hoặc gia đình người bệnh để thông tin. Khi bệnh nhân nhập viện, cuộc trò chuyện xoay quanh tình trạng bệnh, hướng điều trị và sự động viên…

“Nhưng khi bệnh nhân trở nặng luôn, cuộc trò chuyện là áp lực lớn đối với chúng tôi bởi phải thông báo một tin dữ, tin xấu. Những gì có thể làm chúng tôi làm bằng cả trái tim nhưng cái chết chưa bao giờ là một thông điệp dễ dàng chuyển tải…”, BS Đức kể.

Bệnh nhân V.T.H. (83 tuổi, ngụ Q.6) là bệnh nhân lớn tuổi nhất tại đây. Bà H. phát hiện ung thư cổ tử cung năm 2010 và đã được xạ trị. Sau đó có những đợt ứ dịch trong lòng tử cung nên được điều trị bằng phương pháp nong lòng tử cung. Cách đây hơn 2 tuần, do biến chứng bướu xâm lấn ruột non, bà được phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo, đặt ống dẫn lưu ra ngoài ở phần bụng dưới. Vốn đã suy kiệt từ trước vì tuổi cao, lại phải trải qua 1 ca phẫu thuật lớn khiến bà ngày càng yếu. Thậm chí còn xuất hiện những vết loét da quanh vùng hậu môn nhân tạo. Sau khi được các BS can thiệp, trực tiếp chăm sóc và hướng dẫn chăm sóc, những tổn thương đã được cải thiện.

ThS.BS Nguyn Ngc Hương Tho – Phó Trưng khoa Chăm sóc gim nh, BV Ung bưu – cho biết, Khoa Chăm sóc gim nh đưc thành lp t năm 2014. Đến nay khoa có 19 giưng ni trú, hin đang điu tr cho 14 bnh nhân. Tng s bnh nhân ni trú, ngoi trú và chăm sóc ti nhà ca khoa là gn 300 trưng hp. Khoa tiếp nhn các trưng hp ung thư vú, phi, gan, ty, đi tràng, trc tràng, hng hu, giáp… thưng các trưng hp đã vào giai đon cui. So vi các khoa khác thì bnh nhân ti đây không quá đông nên các y, BS có điu kin trò chuyn vi bnh nhân đ tìm hiu hoàn cnh, t đó có cách h tr tt hơn. Ngoài h tr tinh thn, khoa còn h tr vt cht cho nhng bnh nhân khó khăn thông qua Qu Ngày mai tươi sáng…

BS Phạm Tuấn Linh – Khoa Chăm sóc giảm nhẹ – cho biết: “Bệnh nhân tuổi đã cao, có thể nói gia đình bệnh nhân đã chấp nhận và chuẩn bị tâm lý trong trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, y, BS vẫn luôn nỗ lực chăm sóc, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh đến giây phút cuối cùng, giúp bệnh nhân ra đi được thanh thản, không phải chịu những cơn đau…”.

BS Linh kể thêm, trước đây một bệnh nhân bị ung thư phổi di căn não. Khi nhập viện bệnh nhân đau đớn rất nhiều, các BS đã áp dụng những biện pháp kiểm soát đau. Hỗ trợ tâm lý người bệnh và gia đình lạc quan hơn. Tiên lượng người bệnh chỉ cầm cự được 3 tháng nhưng bệnh nhân đã sống được 5 tháng với chất lượng sống hài lòng. Sau đó, bệnh nhân ra đi tại BV trong sự thanh thản. Một thời gian sau, các con của người bệnh đã thêu một bức tranh như một món quà tri ân đối với các y, BS trong khoa…

Hoài Thương

Bình luận (0)