Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bạn nghĩ rằng mình biết nhiều điều liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Thực tế thì những hiểu biết của bạn đã đúng hay chưa?

Có những chất bạn nghĩ là rất có hại nhưng hóa ra thiếu chúng thì cơ thể cũng không khỏe mạnh được. Dưới đây là 5 hiểu lầm liên quan đến chế độ ăn uống mà bạn có thể mắc phải.

1. Bánh mì đen nhiều dinh dưỡng hơn bánh mì trắng
Thực tế: Bạn không thể đánh giá bánh bởi màu sắc của nó. Bạn cần phải đọc danh sách các thành phần dinh dưỡng và nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng. Các thành phần được liệt kê đầu tiên mà bạn nên quan tâm là 100% lúa mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Đôi khi bánh mì có màu đen chỉ vì nó có caramel hay chất tạo màu khác.
2. Trứng làm tăng cholesterol
Sự thật: Trứng không có tác động đáng ngại đến nồng độ cholesterol trong máu của bạn. Cholesterol – các phân tử giống như chất béo có trong trứng – không ảnh hưởng lớn đến lượng cholesterol trong máu của bạn.
Trứng có chứa một lượng tương đối nhỏ các chất béo bão hòa. Một quả trứng lớn chứa khoảng 1,5 gram chất béo bão hòa, các nghiên cứu chưa bao giờ thấy bất kỳ liên kết nào đáng ngại giữa thói quen ăn trứng với mỡ trong máu hoặc với nguy cơ bệnh tim.
3. Tất cả các chất béo bão hóa đều có hại
Sự thật: Một số chất béo bão hòa lại có ích cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng có rất nhiều các loại chất béo bão hòa, chủ yếu là lauric, myristic, palmitic và axit stearic. Điều thú vị là chúng được cơ thể xử lý và hấp thụ rất khác nhau.
Axit stearic, một loại chất béo bão hòa được tìm thấy trong ca cao, các sản phẩm từ sữa, dầu cọ và dừa hoạt động tương tự như chất béo không bão hòa đơn và không làm tăng cholesterol có hại mà lại giúp tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi.
4. Rượu bia luôn là kẻ thù của hệ tim mạch
Sự thật: Bia, rượu cũng có lợi cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ethanol trong rượu và bia làm tăng mức độ HDL (một loại cholesterol tốt), giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tích tụ mảng bám trong động mạch và làm giảm yếu tố đông máu góp phần hạn chế các cơn đau tim và đột quỵ.
Theo Giáo sư Eric Rimm, của Khoa Y tế cộng đồng, Đại học Harvard thì bất kỳ loại đồ uống có chứa cồn nào khi tiêu thụ ở mức vừa phải (1 ly nhỏ mỗi ngày) đều giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
5. Tất cả chất xơ là cứu tinh cho hệ tiêu hóa
Sự thật: Không phải tất cả chất xơ đều có lợi, bạn còn phải xem xét nguồn gốc của loại chất xơ bạn dùng. Sữa chua là một thực phẩm làm từ sữa và là một nguồn canxi tuyệt vời. Sữa chua tự nhiên không giàu chất xơ nhưng các quảng cáo thực phẩm không ngừng giới thiệu về những loại sữa chua giàu chất xơ, vậy chất xơ này từ đâu ra?
Các nhà sản xuất thực phẩm đã cho thêm chất xơ vào thực phẩm đóng gói. Nhưng có hai loại chất xơ: hòa tan trong nước (loại tìm thấy trong yến mạch, trái cây, và các loại đậu) và không hòa tan (tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hạt giống).
Bạn cần biết rằng hai loại chất xơ này có chức năng khác nhau .Một số chuyên gia nghi ngờ rằng các loại thực phẩm được bổ sung chất xơ sẽ không mang nhiều lời ích như các loại thực phầm giàu chất xơ tự nhiên.
Thực tế là, hầu hết các thực phẩm chế biến đều thiếu một loạt các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ thực vật.
Theo Tri thức trẻ


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)