Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Những sai lầm khiến nhà khoa học trả giá bằng mạng sống

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Đôi khi những sai sót nhỏ trong quá trình nghiên cứu cũng có thể lấy mạng các nhà khoa học.
Nhà nghiên cứu bò sát Karl P. Schmidt (1890-1957)
Karl P. Schmidt bị rắn cắn trong lúc tiến hành nghiên cứu.
Karl P. Schmidt bị rắn cắn trong lúc tiến hành nghiên cứu.
Năm 1957, sở thú Lincoln, Chicago, Mỹ gửi cho nhà nghiên cứu bò sát Karl P. Schmidt tại Bảo tàng Field một con rắn để nhờ nhận dạng. Không may, đó là một con rắn ráo nhỏ có nọc độc chết người. Con rắn đã cắn Schmidt trong khi ông đang cố gắng nghiên cứu và phân loại nó.
Ông bị nhiễm một loại độc tố hoại máu tác dụng chậm khiến các cơ quan nội tạng xuất huyết từ từ. Cuối cùng, Schmidt không thể qua khỏi vì loại chất kháng độc rắn ráo thời điểm đó vẫn chưa ra đời. Trong những giờ phút cuối cùng, ông vẫn cố gắng ghi lại tình trạng chảy máu trong của mình để phục vụ cho những nghiên cứu sau này.
Nhà hóa học Carl Scheele (1742-1786)
Nguyên tắc ngầm đầu tiên trong hóa học là không được ăn tất cả những gì mới chế tạo. Nhưng có lẽ thời điểm đó, người ta vẫn chưa hiểu rõ các tác hại của việc nếm hóa chất. Scheele đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố trong Bảng Tuần hoàn như oxy, vonfram và bari, trước khi qua đời do mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến những thứ ông nếm trong phòng thí nghiệm.
Nhà vật lý, nhà hóa học Marie Curie (1867-1934)
Nhà hóa học nổi tiếng Marie Curie.
Nhà hóa học nổi tiếng Marie Curie.
Marie Curie chết do nhiễm xạ sau thời gian dài tiếp xúc với các chất phóng xạ trong quá trình làm việc. Không chỉ tiếp xúc với chất phóng xạ trong phòng thí nghiệm, bà còn hay mang chúng theo người và cũng thường xuyên tiếp xúc với tia X có hại. Những tài liệu và di sản bà để lại vẫn được coi là không an toàn khi chạm phải do chúng phát ra lượng phóng xạ cao.
Nhà vật lý Haroutune Krikor Daghlian (1921-1945)
Trong một dự án tại Los Alamos, Daghlian bất cẩn đánh rơi một viên gạch vonfram cacbua nặng 4,5 kg vào lõi plutoni thường sử dụng trong bom hạt nhân. Cố gắng rút viên gạch ra nhưng không được, ông nhanh chóng dùng tay di chuyển những viên gạch khác xung quanh lõi plutoni để ngăn chặn phản ứng xảy ra. Tuy nhiễm độc phóng xạ nặng và qua đời sau đó, Daghlian đã cứu sống rất nhiều người khác.
Nhà vật lý, nhà hóa học Louis Slotin (1910-1946)

"Lõi quỷ" plutoni khiến hai nhà khoa học bỏ mạng. 
Sau sự việc của Daghlian, lõi plutoni này tiếp tục được sử dụng tại Los Alamos và lần thứ hai gây tai nạn. Khi đó, Louis Slotin sử dụng tua vít thay cho thiết bị chia tách thông thường trong phòng thí nghiệm để giữ lõi plutoni tách khỏi khối bán cầu beri. Khối bán cầu khi tiếp xúc với lõi plutoni sẽ gây bức xạ mạnh.
Không may, chiếc tua vít bị trượt và tạo ra một vụ nổ phóng xạ. Slotin nhiễm xạ rồi qua đời chỉ sau 9 ngày. Sau tai nạn, người ta gọi lõi plutoni đó là "lõi quỷ".
Nhà hóa học Karen Wetterhahn (1948-1997)
Năm 1997, Karen Wetterhahn vô tình làm rơi hai giọt dimethylmercury lên bàn tay đeo găng làm từ latex, một loại mủ cao su. Bà không hề để ý đến nó cho đến khi bắt đầu thấy các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân vài tuần sau đó.
Các chuyên gia phát hiện không phải loại latex nào cũng có thể chống thấm dimethylmercury. Sau nhiều tháng chống chọi với căn bệnh, Wetterhahn qua đời. Tuy nhiên, nhờ đó mà các nhà khoa học đã cải tiến các tiêu chuẩn về thiết bị bảo hộ và giúp những thí nghiệm diễn ra an toàn hơn.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)