Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những “sứ giả” hòa bình tại châu Phi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vn quen vi kim tiêm, băng gc, phòng thí nghim… Thùy cùng các ch trong đi n phi tp vác và dùng súng trên thao trưng, rèn luyn nhng k năng sinh tn trong điu kin thiếu nưc, thiếu la, chng chi vi thú rng, lc đưng… Khó khăn chng cht nhưng tt c đu vưt qua bng tinh thn “thép”, xng đáng vi nhim v cao c – đi s hòa bình trên đt bn xa xôi.

10 “bóng hng” trưc gi sang châu Phi. Ảnh: N.Thủy

Ln đu làm quen vi súng, k năng sinh tn

Sau khoảng 3 năm huấn luyện, ngày 1-10, 63 thành viên đoàn Quân y Việt Nam (Bệnh viện (BV) dã chiến Cấp 2 Số 1, thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam) đã lên đường sang Nam Sudan (châu Phi) để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) trong vòng 1 năm. Nhiệm vụ của tất cả các thành viên đoàn là chăm sóc sức khỏe cho phái bộ LHQ theo sự điều động. Trong số những tình nguyện viên, có 10 tình nguyện viên là nữ. Họ vốn là những nữ điều dưỡng, y tá, kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm.

Trong số những thành viên nữ, có lẽ Thiếu tá Bùi Thị Xoa (43 tuổi, quê Hải Dương) là người lớn tuổi hơn cả. Chị kể, nhận được sự điều động sang Nam Sudan làm nhiệm vụ hòa bình cách đây đã 3 năm khi đang công tác tại BV Quân y 7B (Quân khu 7), cảm xúc của chị là niềm vinh dự tự hào xen lẫn cùng lo lắng, bởi thời điểm đó so với những thành viên khác tuổi tác của chị đã khá cao, ngoài công việc lại bận thêm việc gia đình vì có con nhỏ. Nhờ sự san sẻ của chồng và những người thân trong gia đình, chị vượt lên sự lo lắng để tham gia vào những khóa huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài. Chị kể, vốn quen với kim tiêm, băng gạc, thuốc men… nên lần đầu phải cầm súng rèn luyện trên thao trường, tập những kỹ năng bảo vệ trong điều kiện khắc nghiệt chị cùng đội nữ đã gặp rất nhiều khó khăn. “Tuy nhiên, đối với tôi khó khăn nhất vẫn là học tiếng Anh. Công việc quốc tế đòi hỏi phải thường xuyên giao tiếp bằng ngoại ngữ trong khi tôi chỉ nói được bập bẹ. Nhiều năm cố gắng tôi mới vượt qua được nỗi sợ hãi khi giao tiếp với người nước ngoài” – chị Xoa cười kể.

Khác với chị Xoa, Phạm Thị Thùy (SN 1993, quê Nam Định) là thành viên nữ nhỏ tuổi nhất, được nhận quyết định vào cuối năm 2017, lúc đó đang là nữ điều dưỡng tại BV Quân y 175 TP.HCM. Thùy chia sẻ: “Lúc đó tôi khá hoang mang vì là thành viên nhỏ tuổi nhất, va vấp xã hội chưa nhiều, lại đột nhiên đến một đất nước hoàn toàn xa lạ với những thông tin về nội chiến, thời tiết và cuộc sống đều khắc nghiệt. Tự tìm hiểu qua mạng, tôi tự trấn an mình khó khăn rồi sẽ qua. Tham gia muộn hơn so với những anh chị, nên quá trình tập huấn tôi gần như phải nỗ lực bằng 200% để vượt qua những thử thách, kỷ luật nghiêm ngặt”. Nhớ lại lần đầu tiên cầm súng tập bắn, thi bắn bằng đạn thật, Thùy không giấu được xúc động: “Đó là lần đầu tiên tôi bắn súng bằng đạn thật, vô cùng lo lắng sẽ gặp phải những chấn thương, thậm chí sợ cả tiếng nổ. Biết tôi hoang mang, các chị chuẩn bị cho tôi từ dụng cụ che chắn bên tai, cho đến sửa từng tư thế sao cho cầm súng thoải mái nhất. Nhờ sự động viên, đồng cam cộng khổ của anh chị tôi mới dễ dàng vượt qua nỗi sợ của mình…”.

Ta sáng hình nh b đi C H trên đt bn

Nói về Nam Sudan, hầu hết tất cả thành viên trong đoàn đều hình dung được nơi mình đến là một đất nước xa xôi tận châu Phi, với những bất ổn vì nội chiến, khí hậu và thời tiết khắc nghiệt lên đến 50 độ C, và hàng trăm hàng nghìn tình huống xấu bất ngờ có thể ập đến trên sa mạc, trong rừng rậm…

Thưng úy Phm Th Thu Trang nói: “Biết rõ nhng khó khăn, khc nghit mình sp sa đi mt, thm chí vưt ra ngoài nhng tình hung gi đnh là thc tế còn cam go hơn nhiu, thế nhưng chúng tôi chưa mt ai phàn nàn, kêu khó rút lui. Ngưc li ai cũng n lc hc hi, góp nht đ hoàn thành xut sc nhim v, góp phn lan ta hình nh b đi C H trên đt bn xa xôi…”.

Thượng úy Phạm Thị Thu Trang (39 tuổi, quê Quảng Bình, trước đây công tác tại BV Quân y 4, Quân đoàn 4) kể lại: “Để sẵn sàng cho mọi tình huống xấu có thể ập xuống bất cứ lúc nào, ngoài rành rõi về bắn súng chúng tôi được đặt vào những tình huống giả định như làm thế nào đánh lửa trong điều kiện thiếu lửa, làm sao chống chọi với thú rừng, tìm phương hướng khi bị lạc, hay cách để tìm nước trên sa mạc, kỹ năng dựng lều trại dưới cái nóng như thiêu như đốt… đó là những kỹ năng sinh tồn không thể thiếu sót. Đồng thời với đó là những kỹ năng cấp cứu khẩn cấp trong tình hình chiến tranh: Cấp cứu hàng loạt bệnh nhân bị vết thương do nổ mìn, đạn lạc; những bệnh nhân bị đe dọa tính mạng vì những nguyên nhân bất ngờ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…”.

Thượng úy Trang chia sẻ thêm, Nam Sudan với khí hậu khắc nghiệt, người dân còn rất nghèo nên y tế chưa phát triển, thường xuyên xảy ra nhiều dịch bệnh như dịch tả, vàng da, sốt rét, dịch Ebola… để sẵn sàng cho hành trình dài, tất cả thành viên được tiêm ngừa phòng bệnh, đào tạo kiến thức chữa bệnh và bảo vệ mình trong môi trường dễ lây nhiễm.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ cho biết: Đây là lần đầu tiên, lực lượng BV dã chiến tại Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình tại LHQ. Trong đó, lực lượng nữ gồm 10 đồng chí chiếm tỷ lệ lên đến hơn 17%, đây là con số rất đáng khích lệ góp phần ủng hộ các chính sách về bình đẳng giới trên thế giới. Thượng tướng Vịnh nhấn mạnh: “Mỗi cán bộ y tế, chiến sĩ tham gia gìn giữ hòa bình trong đợt này đều là mỗi sứ giả hòa bình, sứ giả văn hóa và còn là sứ giả sức mạnh quân sự Việt Nam trên đất bạn châu Phi. Mỗi một chiến sĩ không chỉ giỏi nghề, thông thuộc luật pháp quốc tế, am hiểu về chính trị mà còn giỏi ngoại ngữ, luôn luôn tự học, tự rèn luyện trong mọi hoàn cảnh, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trên đất nước bạn”.

Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)