Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng…

Tạp Chí Giáo Dục

Những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng… - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng… Audio

Nhm tôn vinh nhng thành tu ca TP.HCM trong na thế k qua, thành ph t chc chương trình bình chn và công b 50 tác phm ni bt thuc 9 lĩnh vc: văn hc, sân khu, âm nhc, đin nh, m thut, kiến trúc, nhiếp nh, múa, văn hc – ngh thut các dân tc thiu s. Đây là các tác phm đưc sáng tác và công b t ngày 30-4-1975 đến 31-12-2023. Riêng vi lĩnh vc ci lương, kch nói thì đây là nhng tác phm cũng như nhng vai din đã in đm trong lòng khán gi m điu…

NSƯT Diệu Hiền trong vở “Nhụy Kiều tướng quân” từng làm rung động sân khấu một thời 

Du n không phai nhng v màu sc

Vở “Tiếng trống Mê Linh (tác giả Việt Dung – Vĩnh Điền, đạo diễn Ngô Y Linh) ra đời đã đánh dấu một chặng đường mới của sân khấu cải lương TP.HCM sau ngày đất nước thống nhất. “Tiếng trống Mê Linh” là tác phẩm gắn liền với thương hiệu Thanh Minh – Thanh Nga và đôi nghệ sĩ tài danh Thanh Nga – Thanh Sang. Vở đã từng tạo nên cơn sốt cho sân khấu cải lương sau ngày đất nước thống nhất. NSƯT Thanh Nga đã biểu diễn thật xuất thần những đoạn hào khí anh hùng, uy nghiêm khiến ai cũng kinh ngạc. Nhất là khi nữ nghệ sĩ cất lên những câu hiệu triệu như bừng bừng máu chảy khắp cả châu thân: Hỡi đồng bào trăm họ/ Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước/ Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang/ Thà chết mà đứng thẳng/ Không cam chịu sống quỳ/ Đất nước Nam cẩm tú/ Người dân Nam anh hùng/ Trước đền thờ Quốc Tổ/ Thề hy sinh giết giặc cứu non sông/ Xin thề!

Một lớp diễn rất hay nữa là cảnh tế sống Thi Sách để nghĩa quân nổi trống tấn công. NSƯT Thanh Sang cất giọng lên khiến khán giả lặng im phăng phắc. Ông có chất giọng trầm thật buồn nhưng chắc nịch: Phu nhân ơi khăn trắng đêm nay sẽ làm trắng khăn tâm sự và ba lạy tạ từ của phu nhân cũng đã trọn tình vẹn nghĩa. Đứng trên giàn hỏa ta nguyện làm mồi cho lửa đỏ để bao chiến sĩ hiên ngang không chậm bước oai… hùng.

Đây cũng là một trong những vở được dàn dựng lại nhiều nhất ở sân khấu cải lương, góp phần cho nhiều thế hệ nghệ sĩ thể hiện tài năng và tỏa sáng.

Sau hình tượng Trưng Trắc trong “Tiếng trống Mê Linh” thì nhân vật Triệu Thị Trinh trong vở “Nhụy Kiều tướng quân” từng làm rung động sân khấu một thời.

Cho đến bây giờ, NSƯT Diệu Hiền vẫn biểu diễn trích đoạn ấy thường xuyên, bất kể trên mạng đầy những clip của bà. Bởi có nghe giọng ca trực tiếp của Diệu Hiền mới thấm đẫm cái bi tráng của người nữ tướng. Vai Triệu Thị Trinh dường như đo ni đóng giày cho bà, để đời một hình tượng nữ tướng oai hùng.

Lớp diễn cuối cùng đắt giá khiến khán giả như vỡ òa. Khi tướng quân Lê Minh bị quân địch phát hiện, chiến đấu anh dũng trong vòng vây, rồi chết trong tư thế đứng thẳng. Khi Triệu Thị Trinh đến chỉ còn kịp vuốt mắt người bạn và cất lên câu vọng cổ xé lòng bao thế hệ khán giả: Lê Minh ơi ngày đưa tiễn năm xưa ta có hẹn khúc khải hoàn ca uống chung rượu đào để thưởng công người dũng tướng. Sao người vội vã bỏ ra đi khi lửa đao binh vừa tắt lịm chốn sa… trường.

Cảnh trong vở “Người ven đô” của đạo diễn Hoa Hạ

Mới đây, NS Bình Tinh đoạt giải “Diễn viên xuất sắc nhất” của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng với vai Đô đốc Bùi Thị Xuân trong vở “Nữ tướng Tây Sơn” (tác giả Nguyễn Sỹ Chức, chuyển thể cải lương Nguyên Phương, đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt) trên Sân khấu Sen Việt. Với vai Đô đốc Bùi Thị Xuân Bình Tinh diễn xuất vô cùng tinh tế, nữ nghệ sĩ luôn giữ được đỉnh cao phong độ từ đầu đến cuối vở khiến người xem nhớ mãi từ ánh mắt, cử chỉ cho đến nỗi đau xé lòng của một người vợ, người mẹ nhìn thấy chồng con bị đưa lên giàn hỏa thiêu sống… Đạo diễn Lê Nguyên Đạt đã dựng một lớp cuối quá đẹp, quá xúc động cho Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và con gái Bích Xuân gặp gỡ nhau trước khi ra đi mãi mãi vì nước vì dân… đã gây ấn tượng rất mạnh cho khán giả. Lớp diễn này đã đủ thỏa mãn sự nghe nhìn, mãn nhãn với khán giả yêu thích cải lương.

Đến nhng v tâm lý xã hi

Năm 1976, vở cải lương “Người ven đô” (tác giả Minh Khoa, chuyển thể cải lương Nguyễn Gia Nghiệm do Minh Trị làm đạo diễn) xuất hiện trên Sân khấu đoàn Sài Gòn 1 với những nghệ sĩ tên tuổi như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được… đã làm rung động bao trái tim khán giả. Mới đây, Sân khấu mới Đại Việt của ông bầu Hoàng Song Việt dựng lại cũng đã gây hiệu ứng rất tốt.

Hai nhân vật chính của kịch bản là ông Tám Khỏe và Bảy Đờn nay được đạo diễn Hoa Hạ mạnh dạn giao cho hai người còn trẻ là NSƯT Lê Tứ và NSƯT Võ Minh Lâm. Lồng trong tấm lòng trung hiếu với quê hương, mối tình thâm giao tri kỷ của hai ông làm người ta cảm động. Hoa Hạ dàn dựng với tiết tấu nhanh, thấy rõ chất rắn rỏi đan xen với mềm mại, ngọt ngào, nên khán giả không thấy “ngán” khi xem vở cách mạng, thậm chí rất nhiều khán giả trẻ chưa hề biết chiến tranh là gì vẫn cảm động và vỗ tay liên tục.

Bao nhiêu vai diễn, bao nhiêu vở diễn, khán giả đều say sưa tận hưởng giọng ca ngọt ngào của NSND Lệ Thủy. Đó là một giọng ca đậm chất thổ nhưng không bị trì lại nhờ pha chất kim, nên mỗi khi cất lên cao, giọng ca ấy càng trong suốt, sang sảng. Bà không chỉ là một đào ca, mà diễn là một tư chất bẩm sinh làm nên phong cách bình dị, gãy gọn và rất bài bản. Như trong vở “Áo cưới trước cổng chùa”, một Xuân Tự của Lệ Thủy cho đến bây giờ chưa có nghệ sĩ trẻ nào dám thay thế. Đoạn Xuân Tự từ chùa Phù Dung về thăm người mẹ mù lòa, bà diễn mà bất cứ khán giả nào cũng phải khâm phục. Nhiều nghệ sĩ có giọng ca hay thì nghĩ là đã đủ, nhưng nghệ thuật sân khấu đòi hỏi nhiều hơn cái đó. Hiếm ai cùng một lúc hội tụ đủ hai yếu tố – ca diễn nhưng NSND Lệ Thủy đã làm được và trên cả tuyệt vời.

Vở kịch “Dạ cổ hoài lang” của tác giả Thanh Hoàng, đạo diễn Công Ninh nói về nỗi khắc khoải của những người Việt xa quê và khoảng cách thế hệ sâu sắc giữa những người ruột thịt nhưng lại khác biệt về văn hóa, suy nghĩ từng là hiện tượng của sân khấu kịch TP.HCM. Vở ra mắt năm 1994, mỗi ngày có đến 3 suất diễn nhưng vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu của khán giả lúc bấy giờ. Năm 1995, lần đầu tiên kịch TP.HCM ra mắt khán giả Hà Nội và vở đã hoàn toàn chinh phục cả công chúng lẫn giới làm nghề. Không chỉ định vị lại vị trí của kịch nói TP.HCM, “Dạ cổ hoài lang” đã có hơn 1.000 suất diễn, với sự tham gia của nhiều thế hệ diễn viên. Sau 20 năm, bản dựng mới được dựng lại ở Sân khấu IDECAF vẫn tiếp tục cháy vé.

Anh Khôi

Bình luận (0)