Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những tác phẩm nghệ thuật học tập theo gương Bác đến trường học

Tạp Chí Giáo Dục

T đu tháng 12 đến nay, S Văn hóa và Th thao TP.HCM đã t chc đt tuyên truyn, gii thiu các tác phm văn hc, ngh thut v ch đ “Hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh” đến đông đo công chúng trên đa bàn. Trong đó hai tác phm “Câu hò đt m” và “Cuc hành trình tìm bc chân dung” đã đến vi các trưng hc, tiếp cn nhiu hc sinh, sinh viên.

Sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM chụp ảnh cùng các diễn viên trong vở “Cuộc hành trình tìm bức chân dung” 

Đến trưng hc

“Cuộc hành trình tìm bức chân dung” của đạo diễn Hoàng Tấn đoạt giải A Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên địa bàn TP.HCM, đợt 1 giai đoạn 2021-2025. Vừa qua, tác phẩm đã biểu diễn phục vụ sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Học viện Cán bộ TP.HCM. Thay vì học tập từ sách vở, sinh viên TP đã được tận mắt xem vở kịch về Bác Hồ một cách trực quan, sinh động. Tác phẩm đã thu hút sinh viên bởi câu chuyện kể chân thực, chứa đựng nhiều bài học sâu sắc, mang tính nhân văn. Vở kịch kể về tấm lòng yêu thương, sự kính trọng của quân dân miền Nam đối với Bác, được thể hiện bằng tình yêu nước, yêu quê hương xứ sở mãnh liệt, bằng tinh thần quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm đến hơi thở cuối cùng, dù có phải hy sinh cũng là niềm vinh dự, tự hào vì lý tưởng cao đẹp. Với lòng kính trọng Bác, khi hay tin Bác qua đời, người dân và những đứa trẻ trong vùng cách mạng đã bí mật lập đền thờ Bác trong rừng. Những đứa trẻ bất chấp hiểm nguy, từ súng đạn bủa vây của kẻ thù, đến sự rình rập của các loài thú dữ rừng sâu để đi tìm bức chân dung của Bác. Kết thúc vở kịch, bức ảnh Bác Hồ kính yêu vô cùng thân thương được thực hiện đẹp, trang trọng và thờ tại đền thờ Bác Hồ trong rừng tạo nên nhiều cảm xúc lắng đọng cho sinh viên. Bên cạnh đó, sự sáng tạo giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu với công nghệ kỹ thuật điện ảnh, kỹ thuật trình chiếu càng giúp cho giới trẻ có được cảm quan tươi mới, nhẹ nhàng nhưng vô cùng xúc động. Em Nguyễn Thảo Huyền My (sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM) chia sẻ: “Vở kịch “Cuộc hành trình tìm bức chân dung” rất hay và ý nghĩa. Tác phẩm đã cho em hiểu hơn về Bác từ đó nhắc nhở bản thân phải học theo Bác”.

Học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu tại buổi xem vở “Câu hò đất mẹ” diễn ra tại trường

Theo đạo diễn trẻ Hoàng Tấn, vở kịch muốn gửi thông điệp cho mọi người phải biết trân trọng cuộc sống hòa bình. Bởi để có được cuộc sống hòa bình như hôm nay thì đã có biết bao người ngã xuống, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc… Nam đạo diễn mong muốn đợt quảng bá là cơ hội để các tác phẩm được tiếp cận, gần gũi hơn với khán giả, nhất là các bạn trẻ.

Ông Trn Quý Bình (Phó Giám đc Nhà hát Kch TP.HCM) cho biết, Nhà hát Kch TP.HCM đưc phân công phi hp cùng các đơn v thc hin. Thông qua đt tuyên truyn, qung bá này, không ch lan ta vic hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh trong hc sinh, sinh viên mà còn góp phn xây dng Không gian văn hóa H Chí Minh.

Trước đó, tác phẩm “Câu hò đất mẹ” của đạo diễn Hoàng Duẩn đã đến Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Tạ Quang Bửu thu hút sự quan tâm của hàng ngàn học sinh hai trường. Vở diễn đến với học sinh được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung tái hiện cuộc đời nữ Bí thư Thành ủy đầu tiên của Sài Gòn – Chợ Lớn là bà Nguyễn Thị Minh Khai và câu chuyện cuộc đời hoạt động cách mạng của chồng bà là ông Lê Hồng Phong. Mạch kịch được khai thác từ những tình cảm thiêng liêng, sâu lắng và cả lãng mạn nhất trong mỗi con người. Bà Nguyễn Thị Minh Khai bị tòa án thực dân Pháp kết án tử hình khi vừa 31 tuổi. Trước giờ thi hành án tử, bà nhớ quê hương, nhớ bậc sinh thành, nhớ đứa con bé bỏng chỉ một tháng tuổi đã phải rời bầu sữa để mẹ đi làm cách mạng. Bà cũng nhớ  chồng, người đồng chí, người chỉ huy là ông Lê Hồng Phong với tình yêu thương đôi lứa quyện hòa với tình yêu đất nước. Các em học sinh xem vở diễn đều xúc động trước sự hy sinh cao cả của bà Nguyễn Thị Minh Khai vì nước hy sinh tình cảm cá nhân. Em Nguyễn Khánh Hào (học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Việc quảng bá tác phẩm chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đến trường học rất hay giúp chúng em có thêm kiến thức về lịch sử nhưng đồng thời cũng thấy được sự hy sinh to lớn của cha ông để có được đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt để sau này cống hiến cho đất nước”.

Tuyên truyn hc tp và làm theo Bác

Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, đợt tuyên truyền giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” diễn ra đến hết năm 2024. Theo đó, TP.HCM tổ chức nhiều suất diễn phục vụ công chúng tại nhiều nơi trên địa bàn. Trong đó, hai tác phẩm “Cuộc hành trình tìm bức chân dung” và “Câu hò đất mẹ” có 20 suất diễn phục vụ cho công chúng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên các trường học. Việc tuyên truyền nhằm góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, con người TP, tăng cường giáo dục, bồi đắp nền tảng đạo đức, văn hóa trong nhân dân cũng như học sinh, sinh viên, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thắm sâu trong tâm hồn mỗi con người thông qua tác phẩm văn học nghệ thuật.

Kiu Khánh

Bình luận (0)