Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những tấm ảnh vô giá!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mt tm nh chp ch ghi li mt khonh khc trong cuc đi. Thế nhưng, khonh khc đó tht s có ý nghĩa đi vi nhng ngưi đã khut và đc bit là các anh hùng lit sĩ đã phi ngã xung vì đc lp t do cho đt nưc.


Bà Phan Th Quyên và Anh hùng Nguyn Văn Tri thi tr

S phn ca nhng bc nh quý

Năm 2018, trong một lần đi viết bài về bà Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi tại ngôi nhà số 60 đường Trần Ngọc Diện, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM tôi thật sợ bất ngờ trước “kho ảnh” đồ sộ của gia đình về người liệt sĩ anh dũng quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Đó chính là nguồn tư liệu hình ảnh vô cùng quý báu để sau này bà đã cung cấp cho các nhà văn và các phóng viên của nhiều tờ báo ở vùng giải phóng và phía Bắc. Đối với bà dù đã có một gia đình mới hạnh phúc sau đó nhưng những tấm hình về anh Trỗi vẫn là một bảo vật quý báu của cả cuộc đời người phụ nữ đã phải chịu nhiều đau khổ nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Thế nhưng, không phải người vợ nào cũng có được may mắn như bà Phan Thị Quyên nhất là họ phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt không có cơ hội chụp ảnh và nếu có thì sau đó cũng bị thất lạc vì phải chạy giặc và đi sơ tán nhiều nơi. Đó là trường hợp của bà Đặng Thị Tỉu quê ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Dù đã tròn 50 năm trong cảnh góa bụa nuôi hai con nhỏ nhưng người vợ liệt sĩ không có được một tấm hình của chồng là Phan Văn Huệ hy sinh tại mặt trận phía Nam Quân khu 4. Anh Phan Trọng Hải, con trai bà Tỉu nhớ lại: “Nhờ tư liệu của công an huyện nên mẹ tôi có được tấm chứng minh nhân dân của cha tôi trước khi vào chiến trường. Do ở quê không có thợ nên mẹ tôi nhờ người bạn ra Hà Nội chụp lại để phóng to ra làm ảnh thờ, thế nhưng sau đó ông ta trở về tay không vì bị trộm lấy mất ví lúc chen nhau lên tàu hỏa.

Đây cũng là niềm trăn trở của bà Châu Thị Hường, cựu giáo viên Trường THPT Nghi Phú, TP.Vinh (Nghệ An) mỗi khi đứng trước bàn thờ người em trai là liệt sĩ Châu Văn Lễ. Giữa làn hương khói thành tâm của gia đình chỉ có một bức họa theo trí nhớ người thân của chàng trai trẻ là con trai độc nhất của gia đình 6 người con ông Châu Văn Bòn vĩnh viễn ra đi khi mới ngoài 20 tuổi mà “không để lại một tấm hình, một dòng địa chỉ trước lúc lên đường” như lời thơ Lê Anh Xuân.


Tm hình lit sĩ Lê Chí trong h sơ thc dân Pháp

NGƯT Lê Ngọc Minh, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cuối cùng đã thấy mặt cha qua một tấm ảnh quý dù phải mất 60 năm chờ đợi. Mồ côi cha năm lên 2 tuổi, ông Minh ao ước mong được thấy hình hài thân phụ một lần, dù chỉ là qua một tấm ảnh. Thế nhưng điều mong ước giản đơn đó cứ lớn dần theo tuổi.

Mãi cho đến ngày 24-11-2014, ông mới nhận được tấm hình do người lạ gửi về. Linh tính mách bảo, người trong bức hình có liên hệ với cha của mình. Theo lời kể của người con trai ông Minh là anh Lê Ngọc Vũ, khi xử lý hồ sơ của thực dân Pháp để lại sau năm 1954 trong phòng điều tra, một cán bộ thuộc Bộ Công an đã phát hiện ra tấm hình ông Lê Chí có nét hao hao giống người bạn thân cùng ngành của mình. Anh ta đã gọi Ngọc Vũ sang dù tia hy vọng cũng rất mong manh. Cho đến khi anh Vũ xem xong bức hình và cầm máy điện thoại lên để hỏi bố, thì sự thật đã được hé lộ. Ngắm nhìn thật lâu bức ảnh, ông Minh chia sẻ trong niềm xúc động lớn: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi, vì lần đầu tiên được thấy mặt người cha”.

Còn đó nim hy vng xanh ngi

Năm 2019, trong chuyến đi thực tế tại tỉnh Khánh Hòa, PGS.TS Ngô Văn Minh khi đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã trào lên nỗi day dứt khi vị trí di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị (sinh năm 1965, quê xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), chỉ có tên tuổi và một ô trống không có hình. Mang theo nỗi niềm day dứt đó, người thầy giáo nặng lòng với Trường Sa bắt đầu hành trình “Tìm ảnh cho anh”. Thầy tâm sự: “Không thể có chuyện một con người như thế ra đi mà không để lại bất cứ hình ảnh nào. Tôi có một niềm tin mãnh liệt là sẽ tìm thấy di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị”. Niềm tin ấy cứ thôi thúc thầy Minh, nhưng rồi ngày tháng trôi qua, những địa chỉ cần tìm hầu như đã tìm, mà di ảnh của liệt sĩ vẫn là ẩn số.


Bà Phan Th Quyên (bìa phi) v thăm Trưng Nguyn Văn Tr Tây Ninh

Thật may mắn khi hồ sơ lưu trữ của liệt sĩ Trần Quốc Trị đã được tìm thấy, trong đó có bức ảnh chân dung với đầy đủ thông tin. Ngay trong tối hôm đó, thầy Minh đã về thôn 4, xã Đồng Trạch để gặp gia đình liệt sĩ Trần Quốc Trị. Anh Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1954), anh trai liệt sĩ Trần Quốc Trị nhìn bức ảnh đã không giấu nổi niềm xúc động khi nhận ngay ra người em trai út của mình dù đã hơn 30 năm chia xa. Gia đình liệt sĩ cho biết, trước đây có một bức ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị chụp chung với hai người bạn, nhưng trong một trận bão, bức ảnh đã hỏng cùng với nhiều giấy tờ. “Thật may mắn, cuối cùng chúng tôi cũng có được bức ảnh của chú ấy. Mấy hôm rồi, hay tin nhà đã có di ảnh cho em, bà con chòm xóm đến đông, họ thắp những nén hương mà lòng thêm ấm. Ba mẹ tôi chắc cũng mỉm cười nơi chín suối”, anh Tuấn xúc động.

Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)