Ở Romania có những tảng đá "sống" thực sự phát triển về kích cỡ và có thể "di chuyển". Những tảng đá này thu hút đông đảo du khách hiếu kỳ.
Một thị trấn nhỏ ở Romania có tên Costesti là nơi có những biểu hiện địa chất bất thường. Nơi này có những tảng đá liên tục phình ra được gọi là trovants. Những tảng đá này từ lâu đã hấp dẫn người dân địa phương và khách du lịch. Nó có hình dạng và chất liệu kỳ lạ giống như một loại bê tông bằng đá sa thạch, tiết ra xi măng và có thể phát triển như thể còn sống.
Các tảng đá bao gồm một lõi đá với lớp vỏ bên ngoài là cát, sau một trận mưa lớn các hình dạng nhỏ xuất hiện trên đá khiến chúng được người dân địa phương mệnh danh là "đá mọc".
Những tảng đá "sống" ở Romania.
Trovants khác nhau về kích thước và hình dạng – một số có thể nằm gọn trong lòng bàn tay trong khi có nhiều tảng đá cao tới 4 – 5 m. Có khoảng 100 loài trovants đã được tìm thấy trên ít nhất 20 địa điểm ở Romania, một số chỉ được khai quật sau khi cát xung quanh chúng được khai thác hết.
Những khối đá kỳ lạ đôi khi dường như bất chấp trọng lực của chúng có liên quan đến nguồn gốc của chúng. Các khối đá này có thể được hình thành bởi các trận động đất cách đây khoảng 6 triệu năm. Trovants là một dạng bê tông hóa các hạt cát trầm tích hoặc đá liên kết với nhau bằng xi măng đá vôi.
"Một số được làm từ sa thạch, số khác từ sỏi. Theo thuật ngữ địa chất, chúng được làm từ đá mạt và đá kết tụ", Florin Stoican, quản lý vườn Quốc gia Buila -Vanturarita trả lời phỏng vấn và cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt giữa trovants và nền cát xung quanh. Vì vậy, họ nghi ngờ các hình cầu được hình thành do hoạt động địa chấn kéo dài và dữ dội bất thường. Sóng xung kích phát ra từ trái đất nén chặt các trầm tích cát và cô đặc xi măng đá vôi để tạo thành các cục hình cầu của chúng. Theo thời gian, các yếu tố này đã làm mòn đi lớp sa thạch lỏng lẻo xung quanh chúng để lộ ra những lớp đá trovants dày đặc hơn.
Sự phát triển của đá trovants ở Romania là do một phản ứng hóa học xảy ra giữa các lớp trầm tích và khoáng cacbonat khi gặp nước mưa.
Khi gặp mưa lớn, một số lớp xi măng của chúng có thể bị rò rỉ ra bề mặt, dần dần hình thành chu vi bên ngoài của đá theo thời gian. Đá sa thạch xung quanh có các lớp mịn bao bọc cho thấy khu vực này từng là một môi trường biển cổ đại khi đá và trầm tích cơ bản được hình thành.
Điều thú vị hơn là những trovants này khi bị cắt ra có các vòng hình cầu và hình elip tương tự như các vòng của thân cây. Những tảng đá đang phát triển này được cho là trông giống hệt nhau và thậm chí di chuyển giống như những tảng đá trượt của thung lũng chết.
Sự phát triển của đá trovants ở Romania là do một phản ứng hóa học xảy ra giữa các lớp trầm tích và khoáng cacbonat khi gặp nước mưa. Trong sự phát triển của những viên đá "sống" này, một số viên đá có thể dần dần lớn hơn một chút do hấp thụ nước, trong trường hợp này là do sự tích tụ và lắng đọng của các khoáng chất được kết dính bởi nước giàu canxi cacbonat.
Hình dạng lạ kỳ của đá trovants.
Những viên đá "sống" này hiện đang rất hấp dẫn khách du lịch tới tham quan. Để bảo vệ những hòn đá bất thường này, khu bảo tồn thiên nhiên Muzeul Trovantilor hay bảo tàng trovants đã được cơ quan địa phương phát triển ở quận Valcea vào năm 2004 và hiện được UNESCO bảo vệ.
Vĩnh Ngọc (theo dantri)
Bình luận (0)