Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những thanh âm xua tan bóng tối

Tạp Chí Giáo Dục

Đng cm vi nhng đa tr thit thòi vì không may b khuyết tt, anh Đng Tn Ba – nhân viên Trung tâm H tr phát trin giáo dc hòa nhp Đà Nng đã m lp dy đàn guitar min phí cho các em. Nhng thanh âm ct lên trong bóng ti mang li nim vui và ni cho bao em nh kém may!


Thy Đng Tn Ba

Mi ngày hc đàn là mt ngày vui!

Một ngày giữa đông, em Ngô Thanh Hằng (15 tuổi) ngồi bên cửa sổ, từng tiếng đàn ngân nga như xua tan lạnh giá. Ít ai biết, Hằng bị khiếm thị. Câu chuyện của cô bé kém may khiến người nghe xúc động. Hằng bị khiếm thị bẩm sinh, chưa một lần nhìn thấy ánh sáng. Cuộc sống của Hằng là sự mò mẫm, một màu. Tuy không nhìn thấy cuộc sống nhộn nhịp bên ngoài nhưng mỗi lần nghe thanh âm tiếng đàn cất lên đâu đó trên ti vi, Hằng đã mê mẩn và khao khát một ngày chính mình có thể đánh lên những thanh âm như thế dù em chưa hình dung được hình hài của cây đàn guitar. Hai năm trước, biết được thầy Ba mở lớp dạy nhạc miễn phí, Hằng xin thầy tham gia lớp học. “Những ngày đầu, em chưa biết gì về đàn và cũng không nhìn thấy các dây, quãng nốt nên thầy Ba cầm tay chỉ từng nốt một. Học nhiều lần như thế em mới có thể cầm cây đàn để tập nhạc theo thầy. Em rất vui khi chính tay mình có thể đánh lên các bản nhạc mà trước đó mình hằng khao khát”, Hằng chia sẻ.

Hằng bảo, mỗi ngày đến lớp học đàn với em là một ngày thật vui. Ngoài giờ dạy đàn, thầy Ba còn kể cho các bạn cùng nghe về những câu chuyện trong cuộc sống. Từ đó, bản thân Hằng dần vượt qua được sự tự ti, nhút nhát để tự tin hơn, yêu cuộc sống hơn. Thi thoảng giữa các buổi học, thầy lại tặng cho học trò các phần thưởng động viên khi các em tự hoàn thành được một đoạn nhạc. “Trước đây em luôn thấy buồn vì việc không nhìn thấy của mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Thầy đã tiếp thêm động lực cho em cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống và trên con đường theo đuổi đam mê âm nhạc. Học đàn không chỉ giúp em cảm thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, mà còn rèn luyện được sự kiên nhẫn. Em sẽ cố gắng học tốt để có thể tự kiếm sống và đỡ phần nào vất vả cho cha mẹ”, Hằng tâm sự.

Suốt 3 năm nay, đều đặn từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần, bất kể nắng mưa, sau khi xong công việc ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, anh Đặng Tấn Ba (SN 1980) lại bắt đầu những buổi dạy đàn guitar miễn phí cho hàng chục học sinh, trong đó chủ yếu là các em bị khuyết tật thị giác. Lớp học của thầy Ba mỗi em một số phận, mang trên mình những khiếm khuyết khác nhau. Nhưng đều có chung niềm đam mê học đàn.


Thy Đng Tn Ba dy đàn guitar min phí cho hc sinh

Lớp học đặc biệt vì vậy bài giảng của thầy cũng thật đặc biệt. Dụng cụ phục vụ là những cây đàn cũ xin về sửa lại. Thay vì cầm viên phấn vẽ những nốt nhạc lên bảng đen, thầy đến bên cạnh từng em, tỉ mẫn cầm tay lướt trên từng sợi dây đàn để ước lượng quãng, nốt. Mỗi chi tiết bài học thầy phải cùng học trò thực hành nhiều lần để các em ghi nhớ. Hàng chục học trò biết đàn bắt đầu từ sự tận tâm ấy.

Tm lòng ca ngưi thy khiếm th

Anh Đặng Tấn Ba sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo của huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Anh trải qua tuổi thơ không êm đềm như bao bạn bè cùng trang lứa. Từ lúc lọt lòng, đôi mắt đã không nhìn thấy ánh sáng. “Ngày đó tôi nhiều lúc rất tự ti và mặc cảm. Lớn lên một chút, tôi tự nhủ mình phải tìm cách để vượt qua những khó khăn khi không may bị khiếm thị”, anh Ba kể. Năm 1992, khi Trường Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu Đà Nẵng (tiền thân của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập) về quê tuyển sinh, anh Ba đã nộp hồ sơ xin theo học. Khăn gói lên thành phố, anh Ba nói: “Ngày đó tôi cũng nhớ nhà lắm. Nhưng mỗi lần định nghĩ học thì ý nghĩ mình cần phải vượt qua để được đến trường, được học cách hòa nhập với cuộc sống lại cho tôi động lực để trụ lại”.

Cô Đ Th Đ Quyên – Giám đc Trung tâm H tr phát trin giáo dc hòa nhp Đà Nng cho biết, nhng lp hc đàn đu do thy t nguyn khi xưng đã giúp hc trò thc hin đam mê ca mình. Điu đó rt đáng trân trng. Chính tình yêu đã giúp các em có s phn kém may t tin hơn, hòa nhp vi cuc sng.

Tốt nghiệp lớp 12, anh Ba không chọn thi đại học. Vốn nhanh nhạy và có chút nghề biết sửa máy móc, nhà trường ngỏ ý giữ anh lại làm công tác hỗ trợ, lo âm thanh, loa máy. Rồi anh gắn bó với trường. Cơ duyên đưa anh đến với cây đàn guitar khi các đội tình nguyện sinh viên đến từ các trường đại học đến guitar cho học sinh, anh Ba đã xin học theo và thành thạo dần. “Với tôi, đàn guitar là một cơ duyên và niềm đam mê”, anh Ba nói.

Cây đàn guitar đầu tiên anh mua được nhờ các buổi làm thêm từ công việc massage ở trung tâm dành cho người khiếm thị. “Những lúc rảnh rỗi tôi thường hay ngồi đàn cho vui. Rồi tự hỏi những lúc thế này tại sao mình không hỗ trợ dạy đàn cho các em học sinh ở trung tâm, vì các em cũng thiệt thòi giống mình. Biết đâu học đàn sẽ giúp các em yêu đời hơn. Nghĩ rồi làm, tôi lên xin trung tâm vào những buổi tối, sau khi xong việc thì hỗ trợ dạy đàn guitar cho các em”, thầy Ba chia sẻ.

Theo anh Ba, dạy học trò khuyết tật cần sự kiên nhẫn, tận tụy và một trái tim nồng ấm yêu thương. “Với các em khiếm thị thì dễ hơn vì các em có thể tiếp thu nhanh. Riêng với những em khuyết tật trí tuệ, thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức hơn. Có lúc, chỉ cách bấm nốt, gẩy đàn cơ bản, mình cũng phải dạy đi dạy lại rất nhiều buổi. Có nhiều em học văn hóa khó nhưng lại thích âm nhạc. Tôi mong sau này việc đánh đàn guitar sẽ giúp các em có chút thu nhập giúp bản thân, nếu em nào có thể kiếm sống từ nghề đánh đàn guitar thì càng vui và hạnh phúc”.

Chưa một ngày ngồi trên giảng đường sư phạm, anh Đặng Tấn Ba vẫn được học trò ở trung tâm gọi bằng hai tiếng “Thầy Ba” rất thân thương. Anh bảo: “Tôi luôn trân trọng mỗi tiếng thầy mà các em gọi. Tôi cố gắng mỗi ngày để có thể giúp đỡ, truyền đam mê, truyền nghề cho nhiều thế hệ học trò. Hạnh phúc là cho đi, vì thế tôi hỗ trợ các em để cùng các em vượt qua khó khăn, tự tin hướng về phía trước”.

Hàn Giang

Bình luận (0)