Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những thói quen gặm mòn sức khỏe tim

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Có một số thói quen gây tác động tiêu cực cho tim mà chúng ta thường không nhận thấy.
Ăn nhiều thực phẩm ngọt, béo không có lợi cho hệ tim mạch – Ảnh: Shutterstock
Uống nhiều rượu: Thi thoảng nhấm nháp chút đỉnh sẽ không gây tác động lớn đối với tim, nhưng nếu bạn thường xuyên uống rượu, tim sẽ “lãnh đủ” về lâu dài. Ngoài những tác động tàn phá mà rượu có thể gây ra cho gan, loại thức uống này cũng có thể gây tổn hại xương, làm giảm trí nhớ và tăng đáng kể nguy cơ bệnh tim cũng như huyết áp cao.
Muối: Nhiều người lạm dụng thành phần này trong thức ăn và điều đó đem lại nguy cơ bị huyết áp cao. Huyết áp cao là một tác nhân rủi ro đối với bệnh tim và đột quỵ, vì vậy bạn phải tránh ăn mặn.
Lười thể dục: Thiếu vận động là một nguyên nhân khác gây bệnh tim, chưa kể người không thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Càng ít tập thể dục, chúng ta càng có khả năng tăng cân, và số cân tăng thêm có thể gây hại cho tim. Bên cạnh việc ngồi hàng giờ để xem ti vi, nhiều người còn có thói quen nhấm nháp quà vặt đủ kiểu. Đây là một sự kết hợp nguy hiểm vốn có thể gây ra một loạt bệnh. Trong khi đó, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng, đảm bảo hoạt động bình thường của tim và bộ não, cải thiện sự lưu thông máu và ô xy hóa tế bào…
Trầm cảm:  Cần điều chỉnh kịp thời, giữ tâm trạng ổn định và thoải mái hơn, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lên hệ thần kinh. Những cảm xúc tiêu cực có thể làm xói mòn sức khỏe tim, tạo ra vẻ u sầu, già nua trước tuổi.
Ăn theo cảm xúc: Chúng ta không phải lúc nào cũng ăn vì đói, và vấn đề chính là chúng ta bỏ bụng những thực phẩm không lành mạnh: các sản phẩm ngọt, có hàm lượng chất béo cao và nhiều muối nằm trong “danh mục” chọn lựa thường xuyên. Ăn như thế chỉ khiến cơ thể đẫy đà, vốn là một rủi ro lớn gây bệnh tim. Nhận thức vấn đề ăn theo cảm xúc là bước đầu tiên để tránh sự thèm ăn và thói quen ăn uống vô độ.
Hút thuốc: Theo nghiên cứu, hút thuốc là thủ phạm gây ra khoảng 30% cái chết liên quan đến bệnh tim, chưa kể nó là tác nhân rủi ro quan trọng gây ra một số bệnh ung thư như ung thư miệng, cổ họng và phổi.
Thiếu ngủ: Làm việc hoặc vui chơi thâu đêm, chỉ ngủ được gà gật có thể dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng hormone, khiến bạn ăn nhiều thêm và còn gây hại cho tim. Mức hormone gây stress cũng gia tăng từ việc không ngủ đủ, và những tác dụng phụ của stress không thể bị xem nhẹ. Để có một trái tim khỏe mạnh, người trưởng thành nên ngủ 7-8 giờ đồng hồ mỗi đêm.
Theo TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)