Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những thực phẩm là “thuốc tiêu độc tự nhiên” sau khi ăn lẩu

Tạp Chí Giáo Dục

Thời tiết se lạnh hơn thích hợp cho một buổi tối quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói. Tuy nhiên do lẩu có nhiều loại gia vị, dầu mỡ, đạm và chất béo nên dễ đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vậy nên ăn gì sau khi ăn lẩu để "giải độc" hiệu quả?
Dưới đây là những gợi ý thực phẩm là trái cây hoặc đồ uống có thể ăn sau khi ăn lẩu để giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, theo Sohu. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng nếu có sẵn các bệnh lý tiêu hóa hoặc đặc thù dị ứng thực phẩm để an toàn hơn:
1. Ăn trái cây
Sau khi ăn lẩu từ 30 – 40 phút bạn nên ăn một số loại trái cây có tính mát để giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ hơn cũng như giảm béo và hạ nhiệt hiệu quả do các loại lẩu thường cay nóng và giàu chất béo động vật.
Những loại trái cây có tính mát rất giàu vitamin tránh cho cơ thể bị tích tụ axit do ăn quá nhiều chất đạm từ thịt bò, lợn, gà,.. bao gồm kiwi, thanh long, lê, bưởi, lựu, dưa hấu, dâu tây, cam, hồng,…
Lưu ý, do những loại trái cây này giàu vitamin C nên không nên ăn ngay lập tức sau khi ăn lẩu xong, đặc biệt là lẩu hải sản. Do chất asen pentavenlent trong hải sản kết hợp vitamin C có trong trái cây rồi chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc cho cơ thể.
 Ăn trái cây sau khi ăn lẩu xong ít nhất 30 phút.
Ăn trái cây sau khi ăn lẩu xong ít nhất 30 phút.
2. Uống trà
Sau khi ăn lẩu khoảng 1 – 2 tiếng bạn có thể uống một cốc trà xanh vừa có tác dụng giảm mùi thức ăn trong miệng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu mỡ. Tuy nhiên không nên uống trà ngay sau khi ăn lẩu do tanin có trong trà kết hợp protein trong thực phẩm tạo các chất cặn khó tiêu, kết tủa và tạo sỏi thận. Chất này còn phản ứng với các khoáng chất trong thức ăn như sắt (từ thịt bò), magie, kẽm… tạo ra các axit gây hại cho dạ dày. Hơn nữa tannin và theocin trong trà còn ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, khiến thức ăn khó hấp thụ hơn.
Nếu ăn lẩu hải sản, tốt nhất bạn nên uống trà xanh sau khoảng 2 giờ bởi axit tannic trong trà có thể kết hợp với canxi của tôm, cua,… cũng gây khó tiêu, thậm chí kết sỏi.
Các loại trà nên uống sau khi ăn lẩu là trà đen, trà xanh, trà mật ong hoa hồng.
3. Uống một cốc nước ấm
Sau khi ăn lẩu 30 phút nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Lưu ý cần uống nước đun sôi còn ấm để tránh ngộ độc, hạn chế cơ thể tích tụ quá nhiều muối và duy trì sự cân bằng của kali – natri trong máu.
Ngoài ra, việc uống đủ nước còn giúp bạn ngăn chặn nguy cơ táo bón khó tiêu khi ăn các món dầu mỡ và nhiều protein như lẩu.
4. Sữa chua
Một cốc sữa chua sau khi ăn lẩu 30 phút sẽ giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột, không những bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu bạn ăn các loại lẩu cay nóng mà còn giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn cũng như thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã ra ngoài.
Lưu ý không nên ăn sữa chua còn lạnh ngay sau khi ăn lẩu bởi ăn lạnh và nóng liên tục rất dễ tổn thương tỳ vị gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và ê buốt răng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, không chỉ sau khi ăn lẩu, mà sau bữa ăn hàng ngày bạn cũng nên ăn một cốc sữa chua để duy trì cân bằng hệ khuẩn trong đường ruột cũng như hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
 Sữa chua tốt cho sức khỏe đường ruột nên bổ sung hàng ngày.
Sữa chua tốt cho sức khỏe đường ruột nên bổ sung hàng ngày.
5. Nước chanh detox
Hẳn là bạn không còn xa lạ với những cốc nước thêm vài lát chanh, không chỉ để gia tăng hương vị cho nước lọc vốn nhàm chán mà loại nước này còn có tác dụng làm sạch ruột, giảm cảm giác béo và ngấy sau khi ăn nhiều protein và chất béo động vật. Chanh cũng chứa axit giúp loại bỏ các axit béo dưa thừa từ thức ăn ra khỏi cơ thể hiệu quả.
6. Những lưu ý khi ăn lẩu
Ngoài việc ăn gì sau khi ăn lẩu thì bạn cũng cần chú ý trong khi ăn lẩu những vấn đề dưới đây để không có hại cho sức khỏe:
– Không nên nhúng thịt luôn khi bắt đầu ăn thịt. Khi bạn bắt đầu ăn lẩu, đặc biệt nếu có uống rượu bia thì việc "lót dạ" trước bằng các thực phẩm có tinh bột như khoai hay rau sẽ bảo vệ dạ dày hiệu quả. Hơn nữa khi nhúng thịt vào trước chất từ thịt động vật sẽ tiết ra một lớp dầu bám dưới đáy nồi, theo thời gian sẽ chuyển hóa thành axit béo bão hòa dễ gây đầy bụng và khó tiêu.
– Không nên ăn lẩu quá 2 tiếng. Điều này có nghĩa là thời gian ăn lẩu quá dài sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, gia tăng áp lực lên dạ dày đồng nghĩa với nguy cơ rối loạn tiêu hóa do dịch tiết tiêu hóa bị giảm theo thời gian.
– Thay nước lẩu sau 30 phút đun sôi. Nước lẩu đun quá lâu sẽ sinh ra các chất béo bão hòa gây hại cho các cơ quan trong cơ thể như tim mạch do lượng nitrit chuyển hóa trong rau củ.
Lưu ý các thực phẩm kết hợp khi ăn lẩu
Lưu ý các thực phẩm kết hợp khi ăn lẩu.
– Lưu ý các thực phẩm kết hợp dễ gây ngộ độc như tôm, ngao, ốc với mướp đắng, cà chua; cà chua, khoai lang và khoai tây; thịt bò và rau mồng tơi; thịt gà và rau kinh gưới
– Dùng riêng đũa gắp đồ sống và thức ăn chín để tránh ngộ độc thực phẩm.
– Hạn chế ăn đồ ăn nhúng tái do nguy cơ nhiễm khuẩn cao do thực phẩm chưa chín.
– Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng một lúc dễ gây kích thích dạ dày và giảm tiết dịch tiêu hóa dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
– Thận trọng với các gia vị chế biến sẵn, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hạn sử dụng của sản phẩm.
– Người bị bệnh gút, huyết áp cao và đái tháo đường nên hạn chế uống nước lẩu; người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày nên hạn chế ăn các loại lẩu cay nóng.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)