Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những tiết học mang hơi thở cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Phân loi rác thi cùng toán hc, lên ý tưng cho sn phm thân thin vi môi trưng t môn đa lý… Đây là nhng gi hc sáng to, đc đáo mang thông đip bo v môi trưng đưc Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) trin khai mi đây.

Thy Trn Thanh Minh Hi “thi làn gió” mi trong tiết dy môn toán  lp 6/12

“S mnh xanh” trong gi hc đa lý

Trong giờ học địa lý bài “Ô nhiễm môi trường của đới ôn hòa”, học sinh hai lớp 7/8 và 7/10 đã có cơ hội đóng vai CEO của doanh nghiệp để giới thiệu, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường do chính các em lên ý tưởng thông qua dự án “Sứ mệnh xanh – Ngày hội bảo vệ môi trường”. Dự án do cô Võ Nên và cô Nguyễn Đào Thu Hiền (giáo viên môn địa lý của trường) triển khai từ đầu tháng 10-2019.

Trong dự án, mỗi lớp được chia thành 4 nhóm, có nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức bài học, kiến thức môi trường để xây dựng ý tưởng cho các sản phẩm mang tính bảo vệ môi trường. “Phạm vi môi trường mà dự án đề cập đến là môi trường nước và không khí. Các sản phẩm của học sinh mới chỉ dừng ở mức ý tưởng, mô hình. Thế nhưng, để có thể hình thành một mô hình công ty, với chiến dịch marketing, quảng bá sản phẩm, mỗi nhóm phải lên kế hoạch bài bản, có tờ rơi, poster cùng những bài thuyết trình ấn tượng để thuyết phục người nghe”, cô Võ Nên chia sẻ.

Các ý tưởng, mô hình của học sinh đưa ra rất đa dạng, mang tính ứng dụng cao trong đời sống, như: khẩu trang lọc không khí, máy lọc nước, máy lọc không khí, thuốc trừ sâu sinh học… Theo cô Nên, nhiều ý tưởng của các nhóm trùng nhau. Thế nhưng, thay vì tranh đua xem ý tưởng nào hay hơn thì các em lại liên kết với nhau, cùng chia sẻ ý tưởng, cách thức xây dựng ý tưởng… Không chỉ vận dụng các kiến thức liên môn, tiết học hứng thú hơn khi có sự đồng hành của phần mềm học liệu số 3D Mozabook, mang đến cho học sinh những hình dung cụ thể về đường đi của tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, kính thực tế ảo cũng được đưa vào tiết học, biến học sinh trở thành những nhà thám hiểm đại dương. “Công nghệ làm cho tiết học trở nên sinh động, chân thực hơn. Nói về ô nhiễm phải để cho học sinh nhìn thấy sự ô nhiễm, xây dựng ý tưởng cải thiện ô nhiễm, từ đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là xây dựng tư duy “biết trăn trở” trước những vấn đề của cuộc sống”, cô Nên bày tỏ.

Tham gia dự án, nhóm của em Phạm Ngọc Lê Thanh (lớp 7/8) quyết định thành lập Công ty SS Group chuyên sản xuất khẩu trang lọc không khí. Lựa chọn sản phẩm này, Lê Thanh cho biết do mức độ ô nhiễm không khí ngày càng nặng, nhu cầu sử dụng khẩu trang của con người tăng. Ý tưởng của nhóm là sản xuất ra một loại khẩu trang với 2 bộ phận: bộ lọc không khí và khử mùi hôi qua bộ lọc thảo dược. “Thay vì phải ngồi trong lớp ghi chép bài thì với cách học này, trong vai CEO, cả nhóm cùng nhau nghiên cứu để thể hiện bản thân. Ước mơ sau này của em cũng là trở thành một CEO về công nghệ, do đó dự án đã mang đến cho em cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm sớm về công việc này”, Lê Thanh chia sẻ.

Phân loi rác cùng toán hc

Ngoài môn địa lý, thông điệp bảo vệ môi trường và phân loại rác thải còn được gửi gắm trong tiết học môn toán ở lớp 6/12. Vẫn là tính toán, giải bài tập cùng những con số nhưng trong tiết học “Một số ứng dụng của toán học vào thực tiễn”, thầy Trần Thanh Minh Hải (giáo viên môn toán của trường) đã “thổi làn gió” thực tế, gần gũi, mềm mại hơn vào môn toán – lâu nay được coi là môn học khô khan. “Học sinh thường hỏi tôi là học toán để làm gì? Tôi trả lời rằng học để hình thành tư duy, để biết tính toán hay có thể là tìm thấy niềm vui khác, thì cách trả lời nào cũng không dễ thuyết phục các em nếu không có tính thực tế”, đó chính là nguyên do để thầy Hải xây dựng tiết học toán mang hơi thở của cuộc sống.

Hc sinh lp 7/8 gii thiu sn phm khu trang lc không khí trong gi hc đa lý

Tiết học được thiết kế với 4 vòng, theo mô tuýp cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” của Đài Truyền hình Việt Nam, gồm: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích. Trong đó, ở phần Khởi động, học sinh được tiếp cận với kiến thức phân loại rác qua yêu cầu liệt kê, tập hợp các nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy và nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng; phần Vượt chướng ngại vật với 2 câu hỏi tư duy, một câu bằng tiếng Việt và một câu bằng tiếng Anh; vòng Tăng tốc với bài chia kẹo từ thực tế, yêu cầu học sinh phải vận dụng lời văn của toán để giải; vòng Về đích với 8 câu hỏi thực tế gắn cùng kiến thức lịch sử ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình, kiến thức địa lý, vật lý, tìm hiểu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, kèm theo đó là lịch sử hình thành Trường THCS Lê Quý Đôn… “Những bài toán rất thực tế mà các em có thể gặp hàng ngày như chương trình khuyến mãi ở cửa hàng pizza, trò chuyện qua facebook khi lệch múi giờ, tính tuổi của ngôi trường các em đang theo học hay học cách phân loại rác thải… Đôi khi các em lại không biết đó là ứng dụng của toán học. Bởi toán học không chỉ có giải bài tập, có đạo hàm tích phân và các con số mà toán học hiện diện trong bất cứ vấn đề nào của đời sống. Thông qua tiết học, điều tôi mong muốn nhất là giúp học sinh nhìn thấy được tầm quan trọng và sự gần gũi của toán học, từ đó học toán bằng tình yêu, niềm say mê, thích thú”, thầy Hải nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)