Hội nhậpGiáo dục phát triển

Những tố chất nào của sinh viên UEF được doanh nghiệp đánh giá cao?

Tạp Chí Giáo Dục

Có thể nói tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau từng năm của các trường sẽ phản ánh rõ rệt chất lượng đào tạo, tuy nhiên về phía doanh nghiệp, đâu là thế mạnh thật sự làm nên thành công của các bạn trong quá trình khởi đầu nghề nghiệp.

Chuyên môn vững vàng

Với những sinh viên vừa mới ra trường, việc nắm bắt và biết cách ứng dụng kiến thức đào tạo vào công việc vô cùng quan trọng. Đây là cách ghi điểm đầu tiên mà doanh nghiệp sẽ đánh giá ứng viên. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều trường chú trọng xây dựng chương trình theo hướng gắn học đi đôi với hành để giải bài toán trên.

Kiến thức chuyên môn luôn đóng vai trò quan trọng trong thực hành nghề nghiệp

Để giải bài toán đó, nhiều trường áp dụng phương pháp giảng dạy gắn đào tạo với doanh nghiệp hay “học kỳ doanh nghiệp” nhằm trang bị cho người học kiến thức thực tế. Qua đó, mỗi sinh viên sẽ có cái nhìn khái quát về nghề nghiệp tương lai, tránh được việc bỡ ngỡ khi tiếp cận nghề nghiệp.

Những sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc liên quan đến ngành học luôn ứng phó tốt trước cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường gặp trong bối cảnh hội nhập.

Ngoại ngữ tốt tăng cơ hội

Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp rất kì vọng ở nguồn nhân lực trẻ hiện nay, đặc biệt là môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài. Để có công việc tốt, ngoại ngữ trở thành yếu tố then chốt. Doanh nghiệp không chỉ cần sinh viên có kiến thức chuyên môn vững mà còn cần người có thể làm được việc bằng công cụ ngoại ngữ. Đó cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp ưu ái tuyển dụng sinh viên học tập trong môi trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ.

Giao tiếp với sinh viên, đối tác nước ngoài thật đơn giản với sinh viên UEF

Nói đến tầm quan trọng của ngoại ngữ trong môi trường làm việc quốc tế, bà Minh Võ – Talent Acquisition Manager Lazada từng chia sẻ: “Môi trường làm việc tại Lazada là một môi trường đa quốc gia với hơn 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính Lazada đang sử dụng trong quá trình làm việc là tiếng Anh. Chính vì vậy, tiếng Anh chính là một trong những yêu cầu cần có mà chúng tôi đặt ra với các ứng viên”.

Nắm bắt yêu cầu của doanh nghiệp, một số trường đại học chú trọng việc đào tạo tiếng Anh. Nhiều trường đẩy mạnh chương trình chất lượng cao, xây dựng chương trình theo hướng chú trọng tiếng Anh, trong đó có thể kể đến UEF, một trong những trường có thời lượng đào tạo tiếng Anh khá nhiều, hơn 50% thời lượng học tập bằng tiếng Anh. Chương trình đã tạo bước đà thành công cho sinh viên trước các nhà tuyển dụng.

Kỹ năng, thái độ tạo nên dấu ấn riêng

Nhận định về tầm quan trọng của kỹ năng, thái độ làm việc từng ứng viên khi bắt đầu nghề nghiệp, bà Nguyễn Thị Lan Hương – Giám đốc nhân sự tập đoàn Tân Á Đại Thành khu vực phía Nam chia sẻ: “Gắn doanh nghiệp với nhà trường là một việc rất thực tiễn, nhà trường là đầu vào còn doanh nghiệp là đầu ra, nên giữa hai đầu cần có sự gắn kết rất chặt chẽ. Những chương trình học kỳ tại doanh nghiệp sẽ giúp cho sinh viên có được kinh nghiệm thực tế, kỹ năng, thái độ trước khi ra trường, từ đó tạo nên thế kiềng 3 chân nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp rất vững chắc. Doanh nghiệp rất cần những bạn sinh viên có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có những kỹ năng tốt như sinh viên UEF”.

 

Sinh viên UEF trở thành “khách hàng” quen với hàng trăm doanh nghiệp đối tác

Cùng quan điểm đó, bà Nga Vương  – Giám đốc điều hành PGF Executive Search Việt Nam nhận định: “Tôi có ấn tượng tốt với sinh viên UEF. Các em có thế mạnh là sự tự tin, bản lĩnh, trình độ ngoại ngữ vượt trội và tận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong công việc và cuộc sống”.

Với sinh viên UEF, sự kết hợp hài hòa trong chương trình đào tạo và môi trường học tập mở đã tạo nên thế mạnh cho mỗi sinh viên trong việc kế hợp nhuần nhuyễn những yếu tố trên vào việc tạo ấn tượng, thế cạnh tranh trước nhà tuyển dụng. Con số 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay đã lý giải cho vấn đề đâu là yếu tố làm nên thành công của mỗi sinh viên khi nắm bắt cơ hội nghề nghiệp.

T.D.V

Bình luận (0)