Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những toa thuốc “độc lạ” cho bệnh nan y

Tạp Chí Giáo Dục

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chủ trì một nghiên cứu đột phá về tác động của nghệ thuật lên hàng loạt bệnh nan y, bao gồm tim mạch, mất trí nhớ, trầm cảm, PTSD…
Chi nhánh khu vực Châu Âu của WHO đã thực hiện một nghiên cứu lớn, xem xét dữ liệu từ 3.000 công trình khoa học khắp thế giới khác để có cái nhìn tổng quan lên tác động của nghệ thuật tới sức khỏe loài người.
5 loại hình nghệ thuật rộng lớn đã được xem xét bao gồm:
– Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, khiêu vũ, ca hát, sân khẩu, phim ảnh);
– Nghệ thuật thị giác (thủ công, thiết kế, hội họa, nhiếp ảnh);
– Nghệ thuật văn học (viết, đọc, tham dự các lễ hội văn học);
– Nghệ thuật văn hóa (tham quan bảo tàng, phòng trưng bày, hòa nhạc);
– Nghệ thuật trực tuyến (hoạt hình, nghệ thuật kỹ thuật số)…
Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên kết rõ ràng của nhiều môn nghệ thuật trong số này với sự chuyển biến tích cực của các bệnh nhân mắc vấn đề nan y về tâm thần lẫn thể chất (tiểu đường, tim mạch – đột quỵ, bại não, ung thư…).
Kèn Didgeridoo của người Úc đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện về hô hấp
Kèn Didgeridoo của người Úc đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện về hô hấp 
Các tác giả trích dẫn một số ví dụ cụ thể đối với văn hóa vùng miền. Ví dụ môn thổi kèn Didgeridoo ở Úc giúp tăng cường chức năng hô hấp ở nam giới, quản lý tốt bệnh hen suyễn và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong khi đó, viết thư pháp được chứng minh là giúp giảm cơn bùng nổ giận dữ, hoảng loạn, lo âu trong hội chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), sau khi nhiều người bị tổn thương vì động đất ở Trung Quốc. Hát hợp xướng, đánh trống hay nỗ lực tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ lại giúp giảm sự suy sụp tinh thần và các vấn đề liên quan đến trầm cảm – rối loạn lo âu ở người trưởng thành.
Khiêu vũ rất có lợi cho người bị PTSD và tiểu đường, nhờ cơ chế giúp điều tiết sự căng thẳng của cơ bắp, giảm huyết áp và tăng khả năng kiểm soát đường huyết. Riêng điệu Waltz được "kê toa" cho bệnh nhân suy tim mãn tính vì giúp cải thiện chức năng tim. Với nhóm bệnh mất trí nhớ – bệnh nan y đang là nguyên nhân chết sớm xếp hàng thứ 5 thế giới – các nhà khoa học khuyên bệnh nhân hãy thử học đan len cùng bạn bè.
"Các ví dụ được trích dẫn trong báo cáo đột phá này của WHO cho thấy những cách mà nghệ thuật có thể giải quyết "kẻ xấu", hoặc những thách thức sức khỏe phức tạp như bệnh tiểu đường, béo phì và tâm thần. Nghệ thuật đưa ra các giải pháp mà các thực hành y tế thông thường trước nay chưa thể giải quyết hiệu quả" – tiến sĩ Piroska Ostlin, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, nhấn mạnh.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)