Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những văn nghệ sĩ là chiến sĩ!

Tạp Chí Giáo Dục

Chưa bao gi nhng tác phm văn hóa ngh thut mang đ tài tuyên truyn c đng v công tác phòng, chng dch Covid-19 li xut hin nhiu như thi gian qua. Nhng tác phm này ra đi đã truyn mt năng lưng tích cc đến công chúng, xoa du ni đau tinh thn, chia s cùng đi ngũ y tế cũng như các bnh nhân.


Ti
ết mc tân c Mùa xuân và Bác sĩ khoa tim do NSND Thanh Tun th hin

Sáng tác trong nhng khonh khc khó quên

Thời gian qua có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được ra mắt công chúng. Những tác phẩm ấy đã ghi lại khoảnh khắc khó quên của người dân TP trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.

Ở góc độ sáng tác, các anh chị văn nghệ sĩ cũng phát huy tối đa năng lượng sáng tạo và trách nhiệm của mình, gởi lên trên mạng những bức tranh giàu ý nghĩa. Có thể kể đến như tác phẩm Thắp tin yêu, vẽ nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn đang biểu diễn văn nghệ phục vụ cho hàng ngàn y bác sĩ và người đang cách ly tại bệnh viện dã chiến; tác phẩm Người mẹ thứ hai khắc họa hình ảnh nữ bác sĩ chăm sóc em bé bị nhiễm Covid-19 sau khi được đài truyền hình đăng tải đã gây xúc động mạnh trong nhân dân TP. Các bài dân ca cải biên từ lý cây bông, lý kéo chài mang thông điệp phòng dịch ngay lập tức “ngân nga” trên sóng phát thanh, len lỏi vào các khu phố. Bài thơ Sài Gòn thở đi em của tác giả trẻ Trương Bảo Châu, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng lập tức lan tỏa khắp các trang mạng xã hội. Hoặc khi lời bài hát với giai điệu tha thiết ngân lên “Một mùa không nắng không mưa, Sài Gòn tôi là mùa thương đó… giữa nhọc nhằn vẫn tìm cách thương nhau” – bài Sài Gòn mùa thương của đạo diễn Xuân Phước sau khi Đài Truyền hình TP phát xong đã hiện diện trong danh sách nhạc lưu trên điện thoại của nhiều người.


Ca khúc Sài Gòn mùa thương c
a đo din Xuân Phưc

Thời điểm đó, các sở, ban, ngành cũng tổ chức cuộc vận động sáng tác và nhận về rất nhiều tác phẩm: Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về phòng, chống dịch do Sở Văn hóa và Thể thao TP phát động từ tháng 7-2021 đến tháng 11-2021 với gần 2.000 tác phẩm tham dự. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM cũng đã hưởng ứng khi phối hợp với Nhà xuất bản Tổng hợp TP thực hiện xuất bản 1 ấn phẩm mang tên Cây kèn và chiếc khẩu trang tập hợp trên 200 tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh của 193 văn nghệ sĩ với số lượng 2.500 cuốn để phát hành rộng rãi đến công chúng.

Theo bà Lê Tú Lệ (Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM), ấn phẩm Cây kèn và chiếc khẩu trang bao gồm 194 tác phẩm thuộc 5 loại hình văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật và nhiếp ảnh của 138 tác giả tại TP.HCM. “Ấn phẩm để tưởng nhớ và gởi gắm sự tiếc thương đến những người đã khuất trong cơn đại dịch, trong đó có văn nghệ sĩ mà nhiều gương mặt đã từng là những “tên tuổi lớn” góp phần làm nên diện mạo của văn học nghệ thuật TP”, bà Lệ cho biết.

Trong thời điểm giãn cách xã hội, chương trình Giai điệu từ trái tim được phát sóng trên Đài tiếng nói Nhân dân TP đã tiếp thêm động lực cho biết bao người. Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh (Chủ tịch Hội âm nhạc TP.HCM) cho biết: “Qua chương trình, chúng tôi muốn gửi tấm lòng của văn nghệ sĩ đến lực lượng tuyến đầu cũng như tấm lòng vàng thiện nguyện của rất nhiều văn nghệ sĩ…”.

Văn ngh sĩ là chiến sĩ

Nói về sáng tác của giới văn nghệ sĩ trong thời gian qua, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) cho biết, mặc dù trong thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh Covid-19 nhưng giới văn nghệ sĩ như là những chiến sĩ xông vào trận chiến. Họ trực tiếp hỗ trợ tuyến đầu mà còn dùng lời ca tiếng hát xoa dịu nỗi đau, tạo sức mạnh tinh thần cho công chúng. Các tác phẩm văn học nghệ thuật của họ ra đời trong “bão táp” trong đó có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng tốt, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Những tác phẩm nghệ thuật đã ghi lại hình ảnh, cảm xúc chân thực nhất từ thực tiễn cuộc sống mà chính các tác giả đã trải qua.


Ca sĩ Nguy
n Phi Hùng cng hiến hết mình vì thành ph mang tên Bác

Ca sĩ Nguyn Phi Hùng bt mí: “Sau mi chuyến đi biu din ti nhng nơi có nguy cơ nhim, tôi v nhà t cách ly. Đôi lúc thy mình b ht hơi, có th mình b nhim bnh lúc nào cũng không hay nhưng tôi cm thy nhng vic làm ca tôi rt ý nghĩa vì đưc cng hiến cho TP”.

Theo ông Nguyễn Trường Lưu (Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP), trước sự mất mát, đau thương bởi dịch bệnh Covid-19, hơn ai hết, như lời Bác Hồ dạy: “Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận. Người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với vũ khí và lòng xúc động và cảm nhận của mình, từ những câu chuyện đó đã trở thành cảm xúc cho văn nghệ sĩ. Từ lời ca, tiếng hát, từng nét vẽ, từng lời thơ đều có thể. Không phải 1, 2 tác phẩm, có những văn nghệ sĩ làm rất nhiều tác phẩm vẫn không thể nói hết câu chuyện. “Rõ ràng sự đa dạng những tác phẩm nghệ thuật chuyển tải chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 được ra đời trong thời gian vừa qua đã góp phần lan tỏa tinh thần quyết tâm, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Tất cả những tác phẩm đó đã thực sự là một người bạn tinh thần đồng hành với mỗi chúng ta trong quyết tâm chung của cả đất nước là khống chế dịch bệnh để cuộc sống sớm trở lại như bình thường”, ông Lưu nhấn mạnh.

Trong thời gian khó khăn ấy, công chúng không thể nào quên hình ảnh ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đứng giữa bệnh viện dã chiến, khu cách ly để hát cho bệnh nhân nghe, tiếp thêm sức mạnh để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Khi hỏi về việc này, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cho rằng, là người nghệ sĩ anh luôn cho mình là công dân TP, luôn mong muốn TP mình vượt qua khó khăn. Chính vì thế, được đồng hành cùng các nhóm thiện nguyện, các tình nguyện viên anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Trinh Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)