Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những vụ việc du khách Việt đi tour rồi bỏ trốn ở nước ngoài gây nhức nhối dư luận

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Lợi dụng tour du lịch rồi tách đoàn bỏ trốn là hình thức phổ biến được các đối tượng sử dụng để ở lại quốc gia nào đó và làm việc bất hợp pháp. Trong những năm qua, hiện tượng du khách Việt bỏ trốn vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng tới hình ảnh Việt Nam tại nước ngoài.

Cơ quan đối ngoại Đài Loan tạm ngừng cấp visa cho các đoàn từ Việt Nam

Thông tin mới nhất từ Cục du lịch Đài Loan hôm 25/12 cho biết, họ đã cử đội đặc nhiệm tìm kiếm 152 du khách Việt biến mất sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh vào sân bay thành phố Cao Hùng, miền nam của Đài Loan. Cơ quan này cũng xác nhận 152 khách tới Đài Loan dưới hình thức du lịch theo nhóm.

Cơ quan đối ngoại Đài Loan tạm ngừng cấp visa cho các đoàn từ Việt Nam sau vụ việc 152 khách bỏ trốn

Đoàn khách này chia thành 4 nhóm, nhập cảnh ở Cao Hùng ngày 21/12 và 23/12. Đến ngày 25/12, công ty du lịch Đài Loan – nơi tổ chức tour chịu trách nhiệm hỗ trợ đoàn khách đã thông báo với Cục du lịch về việc mất tích của các vị khách này.

Vụ việc khến cơ quan đối ngoại Đài Loan quyết định tạm ngừng cấp visa cho các đoàn từ Việt Nam trong khuôn khổ chương trình được Đài Loan công bố từ năm 2015.

Cụ thể, từ năm 2015, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước cùng Australia, New Zealand và Ấn Độ được hưởng chính sách ưu đãi xin thị thực Đài Loan. Nhóm khách từ 5 người trở lên có thể xin thị thực điện tử thông qua các công ty du lịch được chỉ định và nhập cảnh vào Đài Loan mà không cần chứng minh tài chính.

Hiện đội đặc nhiệm đang phối hợp cùng cảnh sát tìm kiếm 152 người Việt bỏ trốn. Sau khi được tìm thấy, cách du khách sẽ bị trục xuất vì vi phạm luật di trú, bị cấm nhập cảnh tại Đài Loan trong thời gian nhất định.

59 khách Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc

Tháng 1/2016, vụ việc 59 du khách Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc trong chuyến du lịch 6 ngày tới đảo Jeju từ 11-17/1, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng tới hình ảnh người Việt tại nước ngoài.

Do thiếu nguồn lao động nên Jeju là một trong những điểm đến của các lao động nhập cư bất hợp pháp

Ngày 15/2, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Jeju cho biết, họ tìm thấy 5 du khách Việt tại một nhà trọ thuộc thị trấn tây Kwipo trên đảo. Trước đó, cơ quan này tìm được 28 du khách Việt cũng tại các nhà trọ xung quanh đảo. Tại cơ quan điều tra, các du khách khai nhận tới Jeju để kiếm việc và phải trả cho phía môi giới Việt Nam 10.500 USD.

Theo cơ quan xuất nhập cảnh Jeju, Hàn Quốc, trong năm 2015, số người nước ngoài lợi dụng tour du lịch tới đảo để bỏ trốn ở lại bất hợp pháp lên tới 4000 người.

Được biết, theo luật đặc biệt ở Jeju, tất cả du khách trừ những người tới từ các quốc gia có liên quan tới khủng bố, có thể tới và ở lại đảo mà không cần xin visa trong 30 ngày với mục đích du lịch. Qua đó, nhiều du khách lợi dụng chính sách này để bỏ trốn ở lại đảo bất hợp pháp, tìm kiếm việc làm.

Tới vụ việc cả đoàn du khách Việt mất tích ở Israel

Sự việc từng gây xôn xao dư luận vào hồi đầu tháng 12/2013. Cụ thể, một đoàn khách Việt gồm 15 người đi theo tour du lịch sang Israel do một công ty lữ hành có trụ sở tại Hà Nội tổ chức, rồi trốn lại cả 15 người.

Cả đoàn du lịch cùng bỏ trốn sau khi tới Israel là chuyện chưa từng xảy ra

Theo hướng dẫn viên của đoàn khách, cả 15 người này đã bỏ trốn mà không cần hộ chiếu, vì hộ chiếu của khách vẫn được người này giữ. Sau đó, phía Israel bắt giữ và trục xuất 4 người, số còn lại chưa được tìm thấy. Theo vị đại diện đại sứ quán Việt Nam tại Israel, nhiều khả năng khách du lịch đã bỏ trốn sang nước thứ 3.

Sau vụ việc, để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục du lịch Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp đang tổ chức tour cho du khách Việt đi Israel cần thực hiện nghiêm túc quy trình, bao gồm kiểm tra kỹ thông tin khách hàng, lưu ý khách mua tour từ những địa phương có trường hợp bỏ trốn tại Israel trước đó (Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương…)

Theo Hoàng Hà/Dân Trí

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)