Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Niềm vui đọc báo, học ở báo và viết báo

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc sng thưng ngày, mi ngưi đu có nhng nim đam mê riêng, không ai ging ai c. Có ngưi đam mê xê dch, đi đó đây cho tha chí tang bng; có ngưi tìm thú vui kiu “ta di, ta tìm nơi vng v” như c Nguyn Bnh Khiêm thi xưa…

Tác giả viết bài cộng ttác với nhiều tòa soạn và thành tích đạt được

Nim vui đc báo

Một điều kỳ lạ là tôi đam mê đọc báo từ nhỏ, lúc lên 8-9 tuổi và niềm vui ấy còn “hưng phấn” tới bây giờ. Những năm 1967, 1968 ở miền Bắc, báo chí vô cùng quý hiếm vì chỉ được phân phối cho các đoàn thể, ủy ban các cấp, ngoài thị trường hầu như không bán báo lẻ. Hồi ấy, mỗi lần lên nhà ông ngoại chơi (cách nhà tôi chừng 3 cây số), không như những đứa cháu khác là leo cây hái nhãn, bưởi…; tôi lặng lẽ vô nhà ôm một chồng báo ra mái hiên mát mẻ, ngồi đọc ngấu nghiến từng bài. Những dòng tin, những câu chữ thật lung linh trong tâm hồn tôi, một đứa trẻ lên 9, lên 10. Dù chưa hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng những câu chữ, kiến thức ấy cứ thấm dần vào trí não lúc nào không hay. Nhớ một lần viết bài văn (chương trình lớp 5 – như lớp 7 bây giờ) tả cảnh lao động giữa trưa nắng, tôi viết một câu rất hình ảnh: “Trời nắng chang chang như có ai đổ chảo lửa lên đầu”. Khi chấm bài, thầy giáo không tin tôi viết được như vậy. Phát bài xong cho cả lớp, thầy gọi tôi lên bàn thầy và hỏi nhỏ: “Bài này em nhờ anh của em viết phải không?”. Tôi trả lời: “Dạ, bài này tự em viết ạ!”. Thầy ngạc nhiên và hỏi sao viết được vậy thì tôi nói em đọc trên báo rồi bắt chước viết theo.

Có ý kiến cho rằng việc thích đọc, ham mê đọc sách báo là do năng khiếu bẩm sinh. Điều đó đúng một phần nhưng phần quan trọng là đức tính kiên trì, ham tìm hiểu, khám phá kiến thức để thỏa mãn khát khao chinh phục kiến thức, biến kiến thức sách báo thành kiến thức của mình, thành kỹ năng sống của bản thân. Người xưa có câu ca dao thật sâu sắc: “Đêm nằm nghĩ lại mà coi/ Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng”. Chúng ta hiểu “hay chữ” ở đây là hiểu biết chữ nghĩa của thánh hiền; “hay chữ” còn là học giỏi, hiểu nghĩa đời, tình đời…

Hc báo

Nhờ đọc báo mà những giờ tôi dạy luôn có các liên hệ thực tế, gần gũi, nhanh nhạy nên có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh rất cao. Thí dụ, hồi đó bao chí đã phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn, độc hại, không rõ nguồn gốc, bán nhiều trước các cổng trường. Tôi liên hệ thực tế và khuyên học sinh không nên mua đồ ăn, thức uống trước cổng trường, hoặc của những gánh hàng rong vì thực phẩm không rõ nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Nếu chủ quan, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, khi ăn những loại thực phẩm, đồ uống này về lâu dài rất có hại cho sức khỏe.

Với giáo viên dạy văn, việc đọc báo, nhất là những tờ báo của ngành như Báo Giáo dục TP.HCM (nay là Tạp chí Giáo dục TP.HCM) có nhiều kiến thức rất bổ ích. Đó là những bài về mở rộng kiến thức thông qua việc cảm nhận một tác phẩm ở nhiều góc độ. Thí dụ, 4 câu thơ Kiều tả cảnh mùa xuân, khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng (Bóng tà như giục cơn buồn/ Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo/ Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) có liên quan gì với 4 câu thơ tả cảnh Thúc Sinh, sau cả năm trời biệt tin tức, được vợ cho phép về thăm cha và thăm… Thúy Kiều giữa tiết trời thu (Được lời như cởi tấc son/ Vó câu thẳng ruổi nước non quê người/ Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng). Nếu chịu khó tư duy, suy nghĩ thật sâu thì đó là cả một trang tình sử sâu lắng, lung linh của Thúy Kiều. Đó là những trao đổi chuyên môn về một câu thơ, một chi tiết nghệ thuật hoặc sự cần thiết trang bị kiến thức lý luận văn học cho học sinh. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, những trang viết trên báo có giá trị về nhiều mặt; rất gần gũi, thiết thực với các trường học và dễ vận dụng vào thực tế. Đó còn là những tình huống giáo dục, cách xử lý thế nào cho hợp tình, hợp lý. Nhờ những bài viết này, khi tôi gặp một tình huống khá bất ngờ đã xử lý ổn thỏa. Đó còn là những cách làm hay, sáng tạo của các trường bạn gần xa; chúng ta được dịp chiêm nghiệm, làm theo tùy điều kiện để áp dụng vào thực tế của trường mình. Nào là chuyện dự giờ tưởng chừng đơn giản mà khó; không phải lúc nào cũng êm xuôi như trong kịch bản! Nhiều bài báo về dự giờ, về cách góp ý cho đồng nghiệp cũng được nhiều nơi vận dụng, học tập. Từ đó, nhiều nơi cũng hạn chế được việc “diễn” trong thao giảng, đưa giờ thao giảng về đúng vị trí thực chất của nó.

Học ở báo còn học cách dùng từ, cách đặt câu, cách lập luận, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để bài báo hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn làm tốt bài văn nghị luận xã hội thì phải siêng năng đọc báo, từ đó tích lũy cho mình vốn hiểu biết, vốn từ ngữ, vốn hành văn…

Viết báo vi “nhà báo không th

Viết được một bài báo, có bài đăng trên báo là cả một nghệ thuật thực sự. Một phần do năng khiếu nhưng chủ yếu do lòng đam mê, niềm say mê viết. Niềm say mê đó cần được duy trì thường xuyên, tránh tình trạng khi trồi khi sụt! Nhờ ham mê đọc báo, cộng với có chút năng khiếu viết, tôi tập tành viết bài từ năm 1971, 1972 khi còn là học sinh lớp 8 (hệ 10 năm ở miền Bắc). Lúc đó, mỗi tuần mở tờ báo “Tiền phong” trong thư viện nhà trường, thấy tên mình có trong hộp thư đã là một niềm hạnh phúc, sung sướng.

Với giáo viên dạy văn nói riêng và giáo viên bộ môn khác nói chung, công việc viết báo là hình thức tự học, tự rèn, tự nâng cao tay nghề. Bình một bài thơ, một truyện ngắn; viết bài khảo cứu về một tác giả, một tác phẩm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả dạy học, mở rộng kiến thức là rất cần thiết. Đó là một hình thức mài giũa kiến thức để hiểu sâu sắc hơn, bền lâu hơn. Muốn viết được bài báo, giáo viên phải đọc nhiều báo, tạp chí để biết những mục nào mà tòa soạn cần; mục nào khả năng mình tham gia được; chú ý hình thức viết, cách trình bày, dung lượng bài viết… Một điều không thể bỏ qua là khi đọc, chúng ta phải nắm được “gu” của báo, tạp chí; từ đó mà viết cho đúng “gu” thì sẽ dễ dàng lọt qua khâu duyệt bài. Thí dụ, có tạp chí quy định tác phẩm thơ không quá bốn khổ mới nhận hoặc những điều kiện khác cần biết khi gửi bài. Phải theo dõi, biết được khoảng thời gian gửi bài phù hợp, thường là gửi bài theo chủ đề phải gửi trước 1-2 tuần hoặc hơn để cho tòa soạn tiện sắp xếp, chọn bài. Bên cạnh đó, chúng ta phải siêng năng đi đây đi đó để tìm hiểu thực tế, có tư liệu viết bài…

Báo chí mang đến cho con người một nguồn kiến thức vô tận, không bao giờ cạn! Đọc báo chí, chúng ta như lột xác hàng ngày, thấy trẻ trung, hưng phấn, nạp thêm năng lượng tích cực mỗi ngày. Đọc báo chí, tự mình nâng tầm hiểu biết, tầm văn hóa của bản thân và luôn có sức lan tỏa với mọi người.

Lê Đc Đng

 

Bình luận (0)