Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Niềm vui đọc sách

Tạp Chí Giáo Dục

1. Tôi tình cờ xem được một bức tranh tuyệt vời của họa sĩ người Đức Johann Georg Meyer von Bremen (1813-1886), người chuyên vẽ tranh về các cảnh trong Kinh thánh, nông dân và gia đình, với những bức nổi tiếng như: Năm Thánh của Mục sư Hessian, Đêm Giáng sinh, Người lính trở về, Lũ lụt, Cô gái ăn năn, Cô bé bán hoa, Câu chuyện cổ tích, Những đứa trẻ chơi trò bịt mắt, Ông nội và cháu…, cùng tranh về những sự việc xảy ra trong cuộc sống bình dân, đặc biệt là trong tầng lớp nông dân Hessian. Đó là bức “Vui chơi buổi chiều”, vẽ một bé gái vừa đan len vừa đọc sách. Trong gian phòng có nhiều hoa, kín cửa theo kiểu gia đình nền nếp thời xưa, cô bé có vẻ mặt sáng trong tỏ ra vui vẻ và say sưa với một cuốn sách đang đọc. Nhìn bức tranh, người xem nghĩ ngay đến niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của một người được đọc một tác phẩm hay, có ý nghĩa.


B
c tranh “Vui chơi bui chiu” ca ha sĩ ngưi Đc Johann Georg Meyer von Bremen

Sự say sưa đọc sách hẳn gợi lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm thời niên thiếu như trốn vào góc nhà đọc một quyển sách mà mình yêu thích, đọc sách quên ăn hay quên học bài, đọc quyển sách mà ba mẹ không cho phép vì nghĩ rằng nó không phù hợp hoặc có ích… Có khi chúng ta đọc sách trong ánh sáng chập choạng, mờ mờ, nhá nhem nhưng vẫn gắng đọc thêm vài trang nữa vì câu chuyện đang hấp dẫn.

Bản thân tôi, hồi nhỏ có nhiều lần nghĩ, nếu ba mẹ không ngăn cản thì có thể đọc hết cuốn sách này đến cuốn khác mà không cần… ăn cơm! Bởi khi đó sách rất hiếm hoi, mượn được sách ở đâu thì tranh thủ đọc để còn trả lại, chứ ít có cơ hội sở hữu một cuốn sách hay để mà đọc nhâm nhi, rề rà được!

Cổ nhân có câu “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc” (có nghĩa là: Trong sách có sẵn các cô gái dung nhan xinh như ngọc), hoặc “Thư trung tự hữu hoàng kim ốc” (có nghĩa là: Trong sách tự nó cũng có sẵn căn nhà được dát vàng). Dường như người xưa muốn chỉ cho chúng ta biết trong sách có người con gái xinh đẹp và có nhà vàng sang trọng, nên vì sao người ta say sưa như vậy. Phải chăng điều đó cũng có ý muốn nói, cứ đọc sách và học cho chuyên cần đi, khi đã hiểu hết những kiến thức ở trong sách rồi thì cũng đã… thành tài rồi, và khi đã đỗ đạt làm quan rồi thì ắt sẽ có vợ đẹp như ngọc và sẽ có nhà dát vàng với lầu son gác tía mà ở. Còn theo sách “Ngụy Tấn chí quái”, truyện “Hán Vũ cố sự” chép rằng: Hán Vũ đế Lưu Triệt khi còn là thái tử, một hôm, đến nhà người cô chơi, bà cô chỉ A Kiều là cô con gái rất đẹp của mình hỏi: “Có muốn lấy A Kiều làm vợ không?”,  Lưu Triệt đáp rằng: “Nếu lấy được A Kiều sẽ đúc nhà vàng cho nàng ở”. Sau lên làm vua, Hán Vũ đế cưới A Kiều và phong cho làm hoàng hậu, nên “kim ốc tàng kiều” trở thành một điển tích có nghĩa là “nhà vàng cao sang cất để cho người đẹp ở”.

2. Như vậy, đọc sách không chỉ có niềm vui mà còn có bao nhiêu là lợi ích. Giá trị của đọc sách thể hiện một cách lớn lao ở cả khía cạnh vật chất và tinh thần. Ở khía cạnh vật chất có lẽ không cần bàn nhiều vì ai cũng hiểu ý nghĩa quan trọng ra sao đối với việc hình thành nhận thức, trí tuệ của một người, một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước. Riêng với khía cạnh tinh thần, thoạt nghe tưởng chỉ có giá trị đối với cá nhân nhưng thực tế ý nghĩa cũng rất to lớn đến với tổ chức, xã hội.

Trước hết, niềm vui đọc sách là của từng người. Mỗi người bằng sự thấu cảm, trải nghiệm riêng của mình có thể sẽ có sự tiếp nhận và niềm vui riêng với từng cuốn sách. Thí dụ, cùng đọc bộ “Tam quốc diễn nghĩa”, một người có thể nhìn nhận ở các khía cạnh mưu lược, các giải pháp mang tính chính trị hoặc các thuật ứng xử…; nhưng người khác có thể nhìn nhận ở khía cạnh tâm lý của con người, như cách người ta thu phục nhau thế nào, cách xử sự với cấp trên, cấp dưới, với kẻ thù, cách đối đãi nhau của kẻ tiểu nhân và người quân tử…; người khác có thể thấy vẻ đẹp của các tình tiết về chiêu hiền đãi sĩ, về trọng dụng nhân tài, về cách tiếp thu ý kiến của người khác… Như vậy, mỗi người có thể nhìn thấy điều có ích riêng cũng như niềm vui riêng; thậm chí khi rời trang sách mỗi người cũng có sự bùi ngùi, thương cảm riêng cho từng câu chuyện, từng tình huống, để nó dần thấm vào nhận thức, tình cảm mà trở thành hành động, ứng xử cụ thể trong cuộc sống.

Suy cho cùng, đc sách phi thc s đem li 2 điu mà th t ca nó là: có ích và vui v. V có ích thì ai cũng nhìn thy, nhưng tính cht vui v, thư giãn thì không phi và lúc nào cũng th hin rõ. Nếu đc sách mà u oi, ngán ngm thì chc cũng chng có ích na. Do đó, ngưi ln nên tìm nhiu cách đ thúc đy, tác đng cho tr nh nim vui đc sách, t đó mi có th yêu sách, ham đc sách!

Niềm vui đó có thể lan tỏa đến nhiều người khác trong gia đình, trong tập thể, trong tổ chức… Như hồi nhỏ ba tôi mỗi khi tìm được một cuốn sách hay thì thường đọc cho anh em tôi nghe, rồi yêu cầu anh em tôi tự đọc; nhờ vậy, tôi vẫn còn nhớ những câu chuyện về loài vật trong cuốn “Chúa tể núi Tallac” của nhà văn Ernest Thompson Seton, nằm trong bộ sách “Mẹ kể con nghe” hồi thập niên 1980. Tôi say sưa đọc đến độ đặt tên cho hai con chó lông xù của mình là Jet và Jin theo tên hai chú gấu trong sách là Jack và Jill. Sau này rất lâu, anh em tôi vẫn nhớ về hai chú chó đó cùng những câu chuyện trong sách. Hay hồi học phổ thông, có một nhóm học sinh được chọn đi hùng biện, thuyết trình do Đoàn thanh niên của huyện, của tỉnh tổ chức, chúng tôi được giới thiệu những cuốn sách về chủ đề này và đều đọc ngấu nghiến, đến độ nhiều năm sau, khi gặp lại, chúng tôi còn kể với nhau nghe về khoảng thời gian tìm hiểu về cách thuyết trình và nhiều người vẫn còn “thấm” một số nội dung trong đó.

3. Trong nhà trường, nếu khéo tổ chức thì việc đọc sách để trở thành một hoạt động rộng rãi, mang tính tập thể và phong trào bên cạnh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực có thể trở thành niềm vui chung của cả học sinh và thầy cô. Thí dụ, trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường có thể tổ chức ngày hội đọc sách, thi tìm hiểu về sách, kể chuyện sách, nhất là gắn với các tấm gương danh nhân là nhà giáo, các gương thầy cô tiêu biểu… Hay vào dịp Tết, trong các hoạt động mang tính lễ hội mừng năm mới nên có phần liên quan đến sách, như tổ chức ngày hội sách với việc trao đổi, tặng nhau và lì xì sách, thi tìm hiểu sách… Các hoạt động đó sao cho thiết thực, vui tươi, tình cảm, có sự lắng đọng, tránh làm theo kiểu phong trào, hình thức, không tạo sự quan tâm thực sự của học sinh và cả giáo viên. Đương nhiên, trong các hoạt động này, giáo viên cần chủ động và tích cực tham gia, thể hiện sự nêu gương rõ nét, để định hướng, dẫn dắt, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự tham gia, hưởng ứng của học sinh và cả phụ huynh.

Suy cho cùng, đọc sách phải thực sự đem lại 2 điều mà thứ tự của nó là: có ích và vui vẻ. Về có ích thì ai cũng nhìn thấy, nhưng tính chất vui vẻ, thư giãn thì không phải và lúc nào cũng thể hiện rõ. Nếu đọc sách mà uể oải, ngán ngẩm thì chắc cũng chẳng có ích nữa. Do đó, người lớn nên tìm nhiều cách để thúc đẩy, tác động cho trẻ nhỏ niềm vui đọc sách, từ đó mới có thể yêu sách, ham đọc sách!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)