Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngày càng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị côn trùng Rickettsia Tsutsugamushi (gọi là con ve hay con mò) đốt. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 100 trường hợp.
Vết loét do côn trùng có tên R.Tsutsugamushi cắn. Ảnh: Bee
|
Theo Bác sĩ Lưu Ngọc Tuấn, Trưởng khoa truyền nhiễm của bệnh viện cho biết, các bệnh nhân nhập viện chủ yếu có triệu chứng sốt kéo dài, sưng hạch bạch huyết kèm theo đau đầu dữ dội.
Triệu chứng bệnh gần giống với bệnh sốt rét hoặc thương hàn. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm phổi, suy tim, viêm màng não…và sẽ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp (ARDS).
Tác nhân gây bệnh chính là ấu trùng của loại côn trùng này, là một loại cầu khuẩn Gram âm, có hình bầu dục, thường sinh sống ở những vùng đất xốp, ẩm, có nhiều cây cỏ mọc lúp xúp.
Loại này thường cắn bệnh nhân ở những chỗ kín, khó phát hiện. Dấu hiệu ban đầu chỉ là một vết đỏ sẩm nhỏ, một vài ngày sau sẽ biến thành một bóng nước rồi vỡ ra tạo thành một vết loét hình bầu dục.
Thông thường, 7 ngày sau khi bị loại côn trùng này cắn, bệnh nhân bắt đầu phát bệnh.
Loại này thường cắn bệnh nhân ở những chỗ kín, khó phát hiện. Dấu hiệu ban đầu chỉ là một vết đỏ sẩm nhỏ, một vài ngày sau sẽ biến thành một bóng nước rồi vỡ ra tạo thành một vết loét hình bầu dục.
Thông thường, 7 ngày sau khi bị loại côn trùng này cắn, bệnh nhân bắt đầu phát bệnh.
Bác sĩ Đinh Thị Phán, người có nhiều năm theo dõi bệnh này cho biết, bệnh này thường xảy ra vào mùa mưa, bệnh phát hiện nhiều ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, đặc biệt là ở hai thôn Hiệp Hòa và Phước Khánh là nơi có nhiều vườn, rẫy.
Biện pháp phòng tránh loại côn trùng là, khi đi làm vườn, rẫy, cần mặc áo dài tay, mang ủng, hoặc dùng thuốc đuổi côn trùng xoa thân thể.
Biện pháp phòng tránh loại côn trùng là, khi đi làm vườn, rẫy, cần mặc áo dài tay, mang ủng, hoặc dùng thuốc đuổi côn trùng xoa thân thể.
Theo Bee.net.vn
Bình luận (0)