Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

NLĐ trong khu công nghiệp-chế xuất rất cần được cải thiện đời sống

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thu nhập của NLĐ trong các KCN vẫn rất thấpThu nhập của NLĐ tuy có tăng qua các năm nhưng thấp hơn so với mức thu nhập chung các DN, Nmột số ngành, nghề thu nhập thấp, NLĐ phải tiết kiệm chi tiêu mới đủ trang trải cho cuộc sống của mình.

Cả nước có trên 100 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 22 nghìn hécta, diện tích đất đã được cho thuê là 11,9 nghìn hécta, đạt tỉ lệ lấp đầy là 54%, thu hút trên 2.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỉ USD và 2.800 dự án trong nước, với tổng số vốn đầu tư gần 137 nghìn tỉ đồng, tạo việc làm cho trên 1 triệu LĐ. NLĐ tại các KCN, các KCX cần gì? Dưới đây là một vài nét chính:

Thu nhập vẫn thấp

Năm 2007, thu nhập bình quân  (TNBQ) của NLĐ trong các KCN, KCX là 1.543.000 đồng/tháng, trong đó, tại các DNNN là 1.778.000 đồng, DN FDI  1.540.000 đồng, DN dân doanh 1.311.000 đồng. Từ năm 2003 đến năm 2007, tuy thu nhập của NLĐ các KCN, KCX tăng khoảng 12,4%/năm (riêng năm 2006 tăng 29% do điều chỉnh mức lương tối thiểu trong DN FDI), nhưng thu nhập của NLĐ năm 2003 thấp (954 nghìn đồng) nên đến năm 2007 TNBQ trong các KCN, KCX vẫn thấp hơn so với mặt bằng thu nhập chung của các DN.

Nếu phân theo ngành, nghề, TNBQ cao nhất là NLĐ ngành điện 1.986.000 đồng, ngành cơ khí 1.735.000 đồng, ngành da giày 1.351.000 đồng. Đời sống của NLĐ vẫn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp. TNBQ của NLĐ tuy có tăng qua các năm nhưng thấp hơn so với mức TNBQ chung các DN, một số ngành, nghề thu nhập thấp, NLĐ phải tiết kiệm chi tiêu mới đủ trang trải cho cuộc sống của mình.

95% NLĐ phải thuê nhà ở

Hầu hết LĐ làm việc tại các KCN, KCX đều phải thuê nhà của dân đề ở. Hiện nay, chỉ có khoảng 27.000 người được DN và địa phương lo nhà ở (4,4% tổng LĐ có nhu cầu về nhà ở), 95,6% NLĐ phải thuê nhà ở.

Do tiền lương, thu nhập thấp nên người LĐ thường tập trung thành nhóm  4 – 5 người thuê chung một căn phòng có diện tích 15 – 20m2 với giá bình quân 100.000 – 150.000 đồng/người/tháng với điều kiện sống và sinh hoạt rất khó khăn, chật hẹp.

Phần lớn các KCN, KCX chưa quy hoạch nhà ở và chỉ một số ít KCN, KCX có công trình xã hội phục vụ nhu cầu của NLĐ. Còn 95,6% NLĐ phải tự thuê nhà ở, sống trong những nhà do dân xây dựng tạm, diện tích chật chội, điều kiện sống, sinh hoạt hết sức khó khăn.

Thiếu thốn đời sống tinh thần

Đời sống văn hoá, tinh thần của NLĐ trong các KCN rất nghèo nàn do ở các KCN không xây dựng các công trình văn hoá, phúc lợi, khu vui chơi giải trí. Trong số 92 KCN, KCX đang hoạt động tại 12 tỉnh, TP chỉ có một số KCN, KCX thuộc TPHCM và tỉnh Bình Dương có công trình VHTT và cơ sở giáo dục . Đồng Nai có 26 KCN, KCX, nhưng không có công trình VHTT nào. Các KCN, KCX của các tỉnh, thành phố khác cũng đều không có công trình phúc lợi xã hội phục vụ nhu cầu của NLĐ.

Do đời sống vật chất chưa được bảo đảm, lại không được sinh hoạt văn hoá cộng đồng, cường độ lao động cao nhưng thu nhập thấp, giá cả tiêu dùng tăng cao trong khi tại hầu hết các DN thiếu cơ chế thương lượng, đối thoại nên đã xảy ra tranh chấp LĐ và đình công đòi quyền lợi. Các cuộc đình công xảy ra trong KCN, KCX thường có tính lan truyền, nhiều cuộc đình công có quy mô lớn và giải quyết kéo dài và có xu hướng ngày càng tăng.

Theo thống kê năm 2007, số vụ đình công trong cả nước là 530 cuộc, trong đó có khoảng 320 cuộc xảy ra tại DN trong KCN, KCX chiếm khoảng 60% tổng số cuộc đình công trên cả nước. Nhưng 8 tháng đầu năm 2008 số cuộc đình công trong cả nước đã là 720 cuộc, trong đó đình công trong các DN thuộc KCN, KCX chiếm khoảng 64%.

Tính đến thời điểm này, CNLĐ thuộc các KCN, KCX của 12 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Khánh Hoà) làm việc trong các DN có vốn  đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 83%; có 13% số LĐ thuộc các DN dân doanh; chỉ có gần 4% LĐ khối DNNN. 5 năm qua, LĐ ở các KCN, KCX tăng với tốc độ cao, khoảng 19,8%/năm.

Đặng Quang Điều – Ban Chính sách Kinh tế – Xã hội TLĐ (laodong)

 

Bình luận (0)