Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗ lực đào tạo theo đơn đặt hàng

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đánh giá ca nhiu doanh nghip (DN), cht lưng đào to ca các trưng ngh hin đã đưc nâng lên nhưng vn còn tình trng “đào to cái mình có ch chưa chú trng đến cái DN cn”.


Công nhân Công ty Nidec Vit Nam (TP.Th Đc) đưc bi dưng k năng ti Trung tâm Đào to Khu Công ngh cao TP.HCM

Vn còn đào to theo kh năng hin có

Theo một số chuyên gia, chính vì trường nghề đào tạo dựa trên khả năng hiện có nên việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của DN còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Điều này dẫn đến hệ lụy là lao động qua đào tạo vừa thừa lại vừa thiếu. Đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cảnh báo, nguồn lao động qua đào tạo thiếu chất lượng sẽ khó gia nhập thị trường lao động trong nước, từ đó đánh mất cơ hội cạnh tranh với thị trường lao động quốc tế. Do vậy, các trường nghề cần sớm thực hiện đào tạo thông qua đơn đặt hàng của DN, thực hiện đào tạo và dự báo nhu cầu việc làm, qua đó tạo ra nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của DN.

Đào tạo theo đơn đặt hàng của DN đã và đang được các trường nghề thực hiện, tuy nhiên còn manh mún, nhỏ lẻ. Ông Nguyễn Văn Thành (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Thành Đạt, TP.HCM) cho biết, công ty hiện có khoảng 200 công nhân kỹ thuật ở tất cả các vị trí. Trong đó, gần 2/3 số lao động được đào tạo theo đơn đặt hàng. “Trong quá trình đặt hàng đào tạo, chúng tôi không khoán hẳn cho nhà trường mà có thỏa thuận đào tạo những nội dung, modul cụ thể cho từng nghề. Mỗi nghề công ty đều cử chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề hỗ trợ thực hành, bồi dưỡng kỹ năng để đảm bảo người học có thể làm được việc ngay trong thời gian còn học. Thời lượng thực hành chiếm từ 70%, thậm chí có nghề lên đến 90% tại xưởng của trường hoặc công ty, chỉ 10% học lý thuyết, nhờ đó mà người học nắm vững kỹ năng nghề, kỹ năng thực hành. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức, phương pháp đào tạo này đã mang lại thành công cho giáo dục nghề nghiệp”, ông Thành khẳng định.

Hợp tác với DN cũng được xem là một trong những giải pháp thu hút người học nghề. Tuy nhiên, một số DN cũng như trường nghề nhìn nhận, thời gian qua sự hợp tác này chỉ dừng lại ở việc tìm nơi thực hành, thực tập và tuyển dụng người học chứ chưa có sự tham gia trực tiếp của DN trong đào tạo. Bà Nguyễn Thúy Quỳnh Trang (Giám đốc nhân sự Công ty TNHH MTV Đại Phát, KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương) cho rằng được trực tiếp tham gia đào tạo nghề, DN được lợi nhiều thứ. Trước mắt là không phải mất thời gian cũng như chi phí để đào tạo lại. Kế đến là lợi từ năng suất lao động, sau đó lao động sẽ có động lực gắn bó lâu dài với DN. Bà Trang nói: “Chúng tôi không có bất cứ một quy định nào ràng buộc người lao động phải gắn bó với mình. Không phải chúng tôi đào tạo để buộc người lao động ở lại lâu dài với công ty mà đào tạo vì trách nhiệm của một người sử dụng lao động, vì lợi ích của các bên”.

Doanh nghip không th đng ngoài cuc

TS. Nguyễn Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) cho biết, hiện nay DN có xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ để dần thay thế lao động trình độ sơ cấp, lao động phổ thông. Theo đó, đào tạo lực lượng lao động phải đảm bảo kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, có tư duy giải quyết các vấn đề kỹ thuật… Theo TS. Kha, số lượng vị trí việc làm DN tuyển dụng cao hơn rất nhiều so với số người học tốt nghiệp hàng năm của trường. Trước sự bùng nổ của công nghệ số, yêu cầu tuyển dụng của DN cũng khắt khe hơn, đòi hỏi lực lượng lao động phải đạt chất lượng. Hợp tác với DN để đào tạo, tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng, cải tiến nội dung đào tạo là xu hướng tất yếu.

Ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2) chia sẻ, để có được nguồn lao động chất lượng cho thị trường thì trước tiên nội dung, chương trình đào tạo phải được cập nhật, bổ sung liên tục. Vai trò của DN là không thể thiếu khi xây dựng chương trình đào tạo. “DN nắm rõ mình cần gì ở người lao động, từ đó có nội dung đào tạo phù hợp. Muốn có nguồn lao động có trình độ, kỹ năng thì hợp tác với DN cũng phải thực chất, rõ ràng và cần mở rộng với đơn đặt hàng đào tạo”, ông Cường nói.

Được biết, từ năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã giao Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 tuyển sinh, đào tạo thí điểm 3 nghề chế tạo thiết bị cơ khí, kỹ thuật lắp đặt thiết bị cơ khí và công nghệ hàn. Đây là 3 nghề được chuyển giao từ Đức, tốt nghiệp sinh viên được cấp 2 bằng: bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và bằng của Đức cấp. Những sinh viên khóa đầu hiện đang làm việc tại các tập đoàn lớn của Đức, sau đó một số được lựa chọn sang Đức làm việc theo chương trình xuất khẩu lao động. Với các nghề trọng điểm quốc tế này, trường chủ yếu đào tạo theo đơn đặt hàng của DN.

Tại hội nghị trực tuyến về hợp tác đào tạo nghề do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị các trường nghề phải làm sao đào tạo người học có kỹ năng để nhận được nhiều đơn đặt hàng của DN, được DN đặt hàng đào tạo và sẵn sàng trả phí. Trường nghề đào tạo lao động, DN hưởng lợi từ lao động đó. Do vậy, DN cũng phải có trách nhiệm đào tạo để chia sẻ với nhà trường cũng như cộng đồng.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)