Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nỗ lực đổi mới dạy học: Tín hiệu vui từ trường vùng ven, ngoại thành

Tạp Chí Giáo Dục

Tích cc đi mi phương pháp dy hc; xây dng các chính sách h tr chuyên môn cho thy cô mnh dn đi mi, gn bó trưng lp… là nhng n lc đưc các trưng THPT khu vc vùng ven, ngoi thành ti TP.HCM trin khai trong thi gian qua.


N lc đi mi trong dy hc đã giúp các trưng vùng ven, ngoi thành ngày càng nâng cao cht lưng giáo dc (nh minh ha)

Những nỗ lực đã giúp các trường THPT trên ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút phụ huynh và học sinh. Từ đó kéo giảm khoảng cách giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành.

Đi mi chuyên môn, đng viên đi ngũ

Năm nay, lần đầu TP.HCM ghi nhận mức điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập tăng mạnh ở các trường THPT vùng ven, ngoại thành. Trong số 34 trường THPT tăng điểm chuẩn lớp 10 công lập năm nay, có nhiều trường ở huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, TP.Thủ Đức, Q.8…, với mức tăng từ 0,25 đến 2,5 điểm. Cụ thể, 7/7 trường THPT khu vực huyện Củ Chi đều có mức điểm chuẩn tăng, dao động từ 0,5 đến 1,75. Cụ thể: trường An Nhơn Tây tăng từ 10,5 (năm 2023) lên 11,5 điểm (năm 2024); Trung Lập từ 10,5 lên 11,75 điểm; Quang Trung từ 11,25 lên 13 điểm; Phú Hòa từ 12 lên 13,5 điểm; Tân Thông Hội từ 14 lên 14,75 điểm; Trung Phú từ 14,75 lên 15,5 điểm; Củ Chi từ 14,75 lên 16,25 điểm.

Tương tự, 7/7 trường THPT ở huyện Bình Chánh đều có mức điểm chuẩn năm 2024 tăng vọt so với năm 2023, mức tăng cao nhất lên đến 2,5 điểm. Cụ thể: trường Tân Túc tăng từ 12,75 lên 14 điểm; Đa Phước từ 10,5 lên 11,5 điểm; Phong Phú từ 11 lên 12,5 điểm; Bình Chánh từ 12 lên 13,5 điểm; THPT Năng khiếu TDTT Bình Chánh từ 11,5 lên 14 điểm; Lê Minh Xuân từ 13,25 lên 15 điểm; Vĩnh Lộc B từ 14,25 lên 15,75 điểm. Ở huyện Hóc Môn, 3/7 trường THPT có điểm chuẩn tăng từ 0,5 đến 1,5 điểm so với năm 2023, gồm: Hồ Thị Bi tăng từ 16,5 lên 17,5 điểm; Phạm Văn Sáng từ 16,25 lên 16,75 điểm; Nguyễn Văn Cừ từ 15 lên 16,5 điểm; Đa Phước từ 10,5 lên 11,5 điểm. Trong khi đó, hai Trường THPT Lý Thường Kiệt và Nguyễn Hữu Tiến có mức điểm chuẩn giữ nguyên. Chỉ riêng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu có mức điểm chuẩn giảm, song vẫn nằm trong tốp 10 trường THPT có điểm chuẩn cao nhất thành phố. Còn tại khu vực TP.Thủ Đức, các trường THPT có mức điểm chuẩn tăng so với năm 2023 là: Đào Sơn Tây tăng 0,75 điểm, từ 12,75 lên 13,5; Bình Chiểu tăng từ 13,25 lên 14 điểm.

Năm học 2024-2025, điểm chuẩn vào lớp 10 của Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh) tăng mạnh với 1,5 điểm. Để có được thành quả trên, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết trường thực hiện đúng theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, dạy học và đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Trong đó luôn khuyến khích giáo viên các tổ chuyên môn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm trong môn học để học sinh được học thông qua trải nghiệm, qua dự án, chuyên đề, đồng thời rèn được các kỹ năng. Về chương trình nhà trường, trường tổ chức dạy học tiếng Anh với người nước ngoài, tin học theo chuẩn quốc tế, kỹ năng sống, bơi lội, các câu lạc bộ học thuật, thể thao… Riêng về đội ngũ, cô Tâm cho biết trường tạo mọi điều kiện để thầy cô đổi mới, nâng cao năng lực chuyên môn. Trong đó khuyến khích thầy cô học lên thạc sĩ bằng cách được trường hỗ trợ 50% chi phí. Đến nay, trong tổng số 47 giáo viên của trường, đã có 30% thầy cô có trình độ thạc sĩ. “Trong năm học tới, các tổ chuyên môn sẽ nghiên cứu để tổ chức dạy học theo định hướng của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, hỗ trợ học sinh định hướng nghề nghiệp. Với riêng học sinh, trường xây dựng các chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh học giỏi. Đồng thời tổ chức xe đưa rước học sinh để hỗ trợ các em đi lại…”, cô Tâm chia sẻ.

Thu hp khong cách trưng ngoi thành và ni thành

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, điểm chuẩn tăng mạnh ở các trường THPT vùng ven, ngoại thành năm nay cho thấy kết quả của những nỗ lực chuyển mình trong công tác đổi mới dạy học tại đơn vị trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng trường, ngày càng thu hút được sự quan tâm, tin tưởng của phụ huynh và học sinh.

Mỗi năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đều chú trọng đến công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung và cho các trường ở khu vực vùng ven, ngoại thành nói riêng. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, thầy cô còn “vướng” ở đâu thì các phòng chuyên môn của sở sẽ tăng cường bồi dưỡng “gỡ” ở đó, thông qua các hội thảo, chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, giúp thầy cô tự tin trong đổi mới. “Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường THPT vùng ven, ngoại thành được quan tâm đầu tư, là điều kiện thuận lợi để thầy cô đổi mới dạy học. Nhiều trường trong thời gian qua đã rất chủ động đổi mới về mặt chuyên môn, phương pháp giảng dạy, mang đến những giờ học thú vị cho học sinh. So sánh về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình ở các đơn vị này trong vài năm trở lại đây thì thấy hầu hết đều tiệm cận, thậm chí ở nhiều trường mức điểm thi còn cao hơn điểm trung bình tại trường. Điều này cho thấy chất lượng dạy học ở đơn vị đã đáp ứng được với yêu cầu, tạo được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh”, ông Quốc nêu dẫn chứng.

Không chỉ quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, ông Quốc cho hay, các trường vùng ven, ngoại thành cũng đã quan tâm nhiều đến việc trang bị cho học sinh kỹ năng thông qua việc tổ chức đa dạng các hoạt động, sân chơi…, từ đó tạo được sức hút của trường với phụ huynh, học sinh. Một lý do quan trọng nữa, theo ông Quốc đã tác động đến sự bứt phá điểm chuẩn ở các trường THPT vùng ven, ngoại thành, đó là hiệu quả của việc đổi mới công tác tuyển sinh của trường THPT cũng như công tác phân luồng sau THCS ở các trường THCS, các phòng GD-ĐT…, qua đó giúp phụ huynh và học sinh lớp 9 nắm bắt những thông tin chính xác, kịp thời về trường THPT từ môi trường giáo dục, hiệu suất đào tạo… chứ không còn “nghe nói, nghe đồn”; từ đó chọn được trường THPT phù hợp nhất với năng lực.

Ông Quốc phân tích: Trong khoảng vài năm nay, các trường THPT, nhất là những trường khu vực vùng ven, ngoại thành đã không còn bị động “ngồi yên” đợi học sinh từ chỉ tiêu của sở đưa về mà chủ động đến các trường THCS để giới thiệu, chia sẻ về trường mình. Nhiều trường còn tổ chức các “tour” đưa phụ huynh và học sinh THCS tham quan, trải nghiệm trực tiếp tại trường. Chính sự chủ động này đã giúp phụ huynh và học sinh nắm được những thông tin chính thống về trường, môi trường giáo dục của trường để quyết định đặt nguyện vọng vào trường…

Đặc biệt, theo ông Quốc, việc hầu hết các trường THPT vùng ven, ngoại thành tăng mạnh điểm chuẩn vào lớp 10 trong năm 2024 là tín hiệu tích cực, từng bước giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực vùng ven, ngoại thành với nội thành, qua đó giúp giảm áp lực tuyển sinh ở khu vực trung tâm. “Thời gian tới, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cường bồi dưỡng chuyên môn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đối với các trường vùng ven, ngoại thành, tạo điều kiện để thầy cô mạnh dạn đổi mới. Song song đó, tiếp tục tham mưu UBND TP, HĐND TP để có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về cả chính sách lẫn trang thiết bị dạy học, giúp thầy cô ở trường vùng “khó” có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác, đổi mới. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng tiếp tục khuyến khích các trường chủ động đổi mới phương pháp tuyển sinh, để chọn được những học sinh phù hợp nhất vào trường”, ông Quốc cho hay.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Bình luận (0)