Sự kiện giáo dụcTin tức

Nỗ lực đổi thay xây dựng trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng cho biết, ngành giáo dc thành ph s đưa giáo dục học tập, cảm xúc, xã hội và đạo đức vào giảng dạy cho học sinh. Đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động thực hành lòng biết ơn, nâng cao lòng trắc ẩn, tỉnh thức… để gia tăng cảm nhận hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên.

Các trường học tại TP.HCM nỗ lực đổi thay để xây trường học hạnh phúc 

To dng mi quan h gia nhà trưng – gia đình – xã h

Tại Trường Mầm non 19/5 Thành phố (Q.1), trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, nhà trường tập trung tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện và tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo.

Không gian lớp học được kiến tạo đổi mới, thân thiện, gần gũi, thu hút sự hứng thú của trẻ, mang đến cơ hội để trẻ khám phá bản thân, tham gia tích cực vào các hoạt động. Nhà trường chú trọng không gian xanh để trẻ được hòa mình vào thiên nhiên. Phương pháp giáo dục học thông qua vui chơi giúp trẻ có nền tảng kiến thức tốt, tự tin bước vào những giai đoạn tiếp theo của cuộc sống. “Trường học hạnh phúc không thể thiếu mối quan hệ tích cực giữa nhà trường và gia đình. Do đó, nhà trường, giáo viên tạo điều kiện kết nối chặt chẽ với gia đình để cung cấp cho học sinh sự hỗ trợ sâu sắc, trong lớp lẫn ngoài lớp học. Hiện diện trong các giờ học, vui chơi của trẻ đều có sự tham gia của cha mẹ, như chuyển đổi vai trò với giáo viên làm nghề dạy học; cùng con tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên…”, cô Mai Yến Hằng (Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5 Thành phố) chia sẻ.

Trong khi đó, hành trình xây dựng trường học hạnh phúc được Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) tập trung vào 2 nội dung chính, bao gồm thiết lập và tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội thật sự là cầu nối nhịp nhàng mà trong đó mỗi cá nhân luôn hoàn thiện và thay đổi từng ngày để phù hợp với thực tế của ngành giáo dục; thực hiện tốt các tiêu chí trong 3 tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc do Sở GD-ĐT TP.HCM ban hành.

Thầy Đinh Hữu Đắc (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn) cho hay, trước tiên, nhà trường thay đổi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, chú trọng giáo dục cảm xúc trước tri thức, phù hợp với nhu cầu và năng lực của học sinh. Để giảm bớt áp lực học tập, tránh nặng về giáo dục kiến thức, nhà trường kết hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế cho học sinh. Nhà trường luôn có kỷ luật nghiêm khắc nhưng mềm dẻo linh hoạt để loại bỏ hoàn toàn những văn hóa không lành mạnh và tệ nạn xã hội như bạo lực học đường để trường học thật sự thân thiện và an toàn với học sinh. Có cảm giác an toàn, học sinh mới có thể có cảm giác hạnh phúc.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) thích thú tham gia một hoạt động giáo dục tại trường

Đặc biệt, theo thầy Đắc, điều quan trọng nhất để có được sự thay đổi tích cực ở nhà trường là bản thân mỗi thầy cô cần có sự thay đổi. Để học sinh hứng thú, hạnh phúc khi học tập ở mỗi bộ môn thì tiết học đó thầy cô phải truyền được cảm hứng, phải cho các em biết những điều muốn biết. Mỗi giờ dạy cần sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giờ dạy sinh động, lôi cuốn học sinh. Giáo viên không lặp lại phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở các tiết dạy để học sinh luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú với các tiết học mỗi ngày. “Ngoài ra, để có hạnh phúc khi đến trường, tự bản thân mỗi học sinh cần tạo cho mình những mối quan hệ tốt đẹp nơi trường học. Đó là quan hệ thân thiết với bạn bè, với thầy cô. Muốn có được mối quan hệ tốt đẹp, các em phải thật sự tôn trọng thầy cô, bạn bè; phải biết trân trọng, giữ gìn và nuôi dưỡng, vun đắp tình cảm với mọi người. Khi đó, đến trường, các em sẽ thấy rất vui vì được yêu thương, được chia sẻ”, thầy Đắc nhìn nhận.

Đưa giáo dc cm xúc vào ging dy

Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành Bộ tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc vào tháng 10-2023, gồm 3 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí. Bộ tiêu chí đánh giá dựa trên khảo sát cảm nhận của người dạy, người học tại nhà trường. Sau 1 năm triển khai thực hiện, ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, hiện nay 100% trường học tại TP.HCM đều xây dựng trường học hạnh phúc. Trong đó, các tiêu chuẩn về con người đạt được cao nhất; tiêu chuẩn môi trường là tiêu chuẩn còn hạn chế.

Theo ông Dũng, để các cơ sở giáo dục thực hiện tốt Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc, ngành giáo dục tiếp tục phối hợp với các trường ĐH, viện nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân uy tín thực hiện những buổi chuyên đề để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm; mời chuyên gia tư vấn, nhận diện, xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong lao động nghề nghiệp; tổ chức tọa đàm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên, phụ huynh về trường học hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, xây dựng mối quan hệ tích cực, sáng tạo, hình thành và phát triển khả năng, kỹ năng, sẵn sàng hợp tác, phát triển tối đa năng lực, sở trường của bản thân; thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, học viên.

Đặc biệt, theo ông Dũng, tới đây ngành giáo dục thành phố sẽ đưa giáo dục học tập, cảm xúc, xã hội và đạo đức (SEE) vào giảng dạy cho học sinh. Đồng thời, tổ chức thực hiện các hoạt động như: thực hành lòng biết ơn, nâng cao lòng trắc ẩn, tỉnh thức… để gia tăng cảm nhận hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên. Song song tổ chức xây dựng các tư liệu về xử lý tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống… phục vụ cho công tác thông tin, truyền thông và hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên trong ứng xử sư phạm.

“Trường học hạnh phúc là điểm sáng của ngành GD-ĐT thành phố, góp phần phát triển toàn diện học sinh theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc xây dựng trường học hạnh phúc sẽ mang tới lợi ích cho người học, người quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn TP.HCM. Làm sao để mỗi ngày đến trường đều là mỗi ngày hạnh phúc của học sinh và giáo viên”, ông Dũng bày tỏ.

Bài, ảnh: Đ Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)