Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nỗ lực đưa văn hóa truyền thống vào trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Thm nhun quan đim “Văn hóa soi đưng cho quc dân đi”, thi gian qua các trưng ph thông ti TP.HCM đã trin khai nhiu hot đng đưa văn hóa vào nhà trưng, n lc trang b cho hc sinh hiu biết v các giá tr văn hóa truyn thng.


Trưng THPT Dương Văn Dương mi ngh nhân v trưng hưng dn hc sinh tri nghim các loi hình văn hóa đc sc như chèo, ca trù…

Cụ thể, các trường xây dựng thành môn học với sự đứng lớp của giảng viên trường đại học; tách biệt trong các chuyên đề, lồng ghép trong môn học; trao cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng… Đây là những cách thức độc đáo được nhiều trường mạnh dạn triển khai.

Ci lương, chèo, ca trù… xut hin trong môn hc

Mới đây, học sinh Trường THPT Tenlơman (Q.1) đã được xem những màn trình diễn xuất sắc về cải lương, kịch, chèo… do các “nghệ sĩ tay ngang” là học sinh của trường thể hiện tại sân trường. Những trích đoạn của Bánh trôi nước, Tấm Cám, Chiếc lược ngà, Tây tiến… từ tác phẩm văn học đã bước ra ngoài sân khấu theo một diện mạo mới, đầy nghệ thuật, sống động và lôi cuốn. Cô Trần Thị Thơm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tenlơman) cho hay, hoạt động trên nằm trong chuyên đề “Từ tác phẩm văn học đến kịch bản sân khấu” do Tổ ngữ văn nhà trường thực hiện, triển khai cho học sinh 3 khối. Trong chuyên đề, học sinh được lựa chọn những tác phẩm văn học mà các em yêu thích (trong và ngoài nhà trường) chuyển thể thành kịch bản diễn trên sân khấu với các hình thức như chèo, tuồng, kịch, cải lương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. “Khi thực hiện, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, định hướng học sinh, còn lại các em tự chọn lọc chi tiết, lựa chọn thể loại, xây dựng kịch bản sao cho phù hợp. Để có thể mang cải lương vào tác phẩm “Lan và Điệp”, trước hết học sinh phải hiểu về cải lương, biết cách nhấn nhá những đoạn lời ca. Cũng như vậy, để đưa được tuồng vào tác phẩm “Hồng lâu mộng”, các em phải có kiến thức về loại hình nghệ thuật này. Như vậy, khi giáo viên trao quyền cho học sinh để các em truyền tải văn hóa dân tộc vào nhà trường thông qua các bộ môn không chỉ là cách đổi mới hoạt động dạy học trong môn học, mà quan trọng hơn cả đây là cách thức nhanh nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh có kiến thức về các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó hiểu và có ý thức giữ gìn”, cô Thơm nhấn mạnh.


Hc sinh Trưng THPT Tenlơman tri nghim các giá tr văn hóa truyn thng dân tc

Tương tự, trao quyền cho học sinh thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống cũng là cách thức đang được Trường THPT Dương Văn Dương (huyện Nhà Bè) triển khai trong nỗ lực đưa các giá trị văn hóa, di sản văn hóa truyền thống vào trường học. Cụ thể, thông qua môn ngữ văn, nhà trường xây dựng các chuyên đề học tập, học sinh được trải nghiệm tìm hiểu về nhiều loại hình văn hóa đặc sắc như chèo, ca trù… “Nhà trường coi việc đẩy mạnh đưa các giá trị văn hóa truyền thống vào giảng dạy, trang bị cho học sinh là yêu cầu cấp bách, thường xuyên gắn liền với hoạt động đổi mới dạy và học của trường. Trước hết, đẩy mạnh trong môn ngữ văn và các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, mang lại sự thích thú, hào hứng cho học sinh”, thầy Ngô Hồ Phong (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Dương) chia sẻ. Theo thầy Phong, với mỗi loại hình nghệ thuật, học sinh đều được trực tiếp hóa thân, sắm vai, trải nghiệm để hiểu hơn về trang phục, màu sắc, âm hưởng, giá trị văn hóa, hồn cốt dân tộc. Để học sinh hiểu rõ ràng hơn, nhà trường còn mời các nghệ sĩ về chia sẻ, hướng dẫn cho các em, qua đó cũng giúp thầy cô nâng cao thêm kiến thức, hiểu biết hơn để truyền thụ đến học sinh một cách đúng đắn nhất. “Đổi mới giáo dục một cách thực chất phải gắn được với giá trị mà môn học mang lại trong thực tế cuộc sống; giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, làm cho sống động và gần gũi với học sinh trong từng môn học. Chỉ khi hiểu sâu, hiểu đúng về nghệ thuật văn hóa của dân tộc thì mới có thể khơi lên trong học sinh tình yêu, sự say mê với loại hình nghệ thuật đó. Và cũng chỉ khi hiểu đúng thì thầy cô mới có thể sáng tạo, đổi mới môn học một cách đúng đắn nhất”, thầy Phong nhấn mạnh.

Trân trng, gi gìn bn sc văn hóa dân tc

“Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh” là một trong những nhiệm vụ chính của kế hoạch giáo dục năm học được Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) đặt ra nhiều năm nay. Theo từng năm, nội dung này được nhà trường làm mới, xây dựng đa dạng và đi sâu vào yêu cầu của thời cuộc. “Văn hóa truyền thống của dân tộc là một phạm trù rất rộng, không chỉ là các loại hình nghệ thuật, di sản văn hóa mà còn là giá trị văn hóa trong gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục học sinh về các giá trị này để các em hiểu, hình thành được nếp tư duy trong nhận thức, hành động thì cần một quá trình dài, bền bỉ”, thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh) nhận định.

Từ phân tích trên, thầy Cường cho biết nhà trường đã ngồi lại cùng với đơn vị tổ chức như trung tâm văn hóa quận để xác định nội dung, hình thức, các loại hình nghệ thuật, thời gian tổ chức. Tất cả các loại hình nghệ thuật đưa vào nhà trường đều là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận, như hát chầu văn, đờn ca tài tử, hát then đàn tính, quan họ Bắc Ninh, dân ca ví dặm… “Đây là hình thức giáo dục trực quan tốt nhất để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những loại hình văn hóa truyền thống, học sinh rất hào hứng và thích thú, các buổi học cũng trở nên vui vẻ hơn. Tới đây, nhà trường dự kiến sẽ mời các nghệ nhân về chia sẻ cho học sinh có đam mê, yêu thích các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống này để các em có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn, trải nghiệm nhiều hơn”, thầy Cường bày tỏ.

Trong khi đó, học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) có thể tự hào là trường đầu tiên tại TP.HCM có tiết học về văn hóa một cách bài bản, xuyên suốt. Giáo trình mỗi tiết dạy được các giảng viên trường đại học xây dựng, và ở mỗi chuyên đề đều do chính giảng viên đứng lớp. “Học sinh rất thích học các tiết học văn hóa. Mỗi tiết học giúp học sinh hiểu về văn hóa dân tộc từ thời kỳ dựng nước, giữ nước cho đến ngày hôm nay. Không phải là những bài học khô khan, cứng nhắc, nét đẹp văn hóa dân tộc còn thể hiện qua văn hóa giữa thầy và trò, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè; văn hóa trong gia đình với ba mẹ, ông bà; văn hóa thể hiện qua tà áo dài, qua ngày Tết của dân tộc… Khi hiểu, mỗi học sinh sẽ thêm yêu, trân trọng và giữ gìn”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)