Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nỗ lực làm mới phim hình sự

Tạp Chí Giáo Dục

Phim tâm lý tội phạm, hình sự hay các phim mang tính chính luận, thời sự đang nở rộ màn ảnh nhỏ

Tìm tòi góc mới

Phim do Trần Đức Long đạo diễn, Any Nguyễn biên kịch, quy tụ dàn diễn viên: Mã Hiểu Đông, Huyền Thạch, Đạt Nguyễn, Thạch Kim Long, NSƯT Công Ninh, Khôi Trần, Kiều Oanh… Nội dung phim kể tiếp câu chuyện với mốc thời gian 6 tháng sau khi Trọng – gã giáo sư tâm lý học, kẻ sát nhân, bị bắt giam. Trọng xin gặp riêng Hoàng – một cộng tác viên cảnh sát thuộc đội K13 với biệt tài khắc họa chân dung tâm lý tội phạm, từng đấu trí với Trọng. Buổi gặp này là sự khởi đầu của một kế hoạch đầy tham vọng mà Trọng đã có chủ ý từ lâu nhắm vào Hoàng, người mang căn bệnh "hoang tưởng đa nhân cách". Trở về thành phố, Hoàng tiếp tục hỗ trợ đội K13 phá những vụ án rùng rợn. Cách đây 4 năm, phần đầu của "Kẻ sát nhân cô độc" ra mắt khán giả. Tác phẩm thành công nhờ khai thác góc mới lạ trong dòng phim tâm lý tội phạm, hình sự điều tra.

Cảnh trong phim “Nữ luật sư”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Cảnh trong phim “Nữ luật sư”. Ảnh do nhà sản xuất cung cấp

Nếu phần 1 của phim nặng tâm lý tội phạm ngay từ đầu thì phần 2 ban đầu đẩy thêm yếu tố hành động và sau đó cũng quay lại vấn đề tâm lý tội phạm. Phim về tâm lý tội phạm, hình sự điều tra nhưng không đơn thuần về điều tra phá án mà phân tích tâm lý tội phạm, hành vi tội phạm, cộng thêm một chút sáng tạo nhuốm màu ly kỳ về tâm thức, nhận thức và tiềm thức. Để từ đó, phim nói lên vấn đề tâm sinh lý con người trong xã hội hiện đại cần được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.

Phim "Nữ luật sư" chuyển thể từ tiểu thuyết "Lật án tử hình" của nhà văn Lại Văn Long, do NSND Trọng Trinh – Lê Minh đạo diễn, phát sóng từ ngày 5-5 trên kênh SCTV14. Nội dung phim kể về nữ luật sư Kim Kiều do NSƯT Kim Tuyến thủ diễn nổi tiếng chính nghĩa, có khả năng hùng biện, luôn bào chữa miễn phí cho người nghèo.

Kim Kiều có chồng là nhà báo và một con trai 5 tuổi. Tuy nhiên, gia đình cô đứng trên bờ vực tan vỡ khi nữ luật sư phát hiện chồng ngoại tình, đứng về phía của những kẻ phản diện là Hai Nâu (Doãn Quốc Đam thủ diễn) và Ba Kỳ (Trung Dũng thủ diễn). Kim Kiều nhận bào chữa cho Huỳnh Thổ, một người bị oan sai nhận án tử hình ở phiên sơ thẩm, nạn nhân của Ba Kỳ và Hai Nâu. Vì sự chính trực của mình, cô quyết đi đến cùng vụ án, bất chấp đối đầu cùng chồng và các thế lực phản diện.

"Điều thu hút tôi nhất ở phim chính là những câu chuyện rất xúc động và gay cấn ở một nữ luật sư trong hành trình đấu tranh chống lại oan sai. Đây là một câu chuyện rất đời, là sự sống động mà chỉ có phim truyền hình mới có thể phản ánh hết được. Vì tôi thấy thích nên tôi thấy mình nên làm và cần làm" – NSND Trọng Trinh bày tỏ.

Lợi cho khán giả

Những phim truyền hình khai thác về tâm lý tội phạm, điều tra hình sự hay các phim đề tài chính luận nhưng được kể dưới góc nhìn rất đời thường, gần gũi được các nước trong khu vực và thế giới làm rất nhiều. Tuy nhiên, phim truyền hình Việt lâu nay lại không nhiều tác phẩm "chạm" vào những đề tài này mà bảo đảm cân bằng được giữa yếu tố giải trí với chính luận, chuyên môn.

Thời gian gần đây, một số phim truyền hình Việt mới bắt đầu khai thác theo hướng mới, tìm cách "mềm hóa" phim chính luận hoặc có yếu tố chính luận theo hướng gần gũi, đời thường, thời sự, cập nhật, không "đao to búa lớn". Khán giả Việt đã được thưởng thức "Vợ quan" của đạo diễn Nhâm Minh Hiền, "Bão ngầm" của đạo diễn Đinh Thái Thụy – dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Đào Trung Hiếu, "Hồ sơ cá sấu" của đạo diễn NSƯT Nguyễn Mai Hiền, "Lựa chọn số phận" của đạo diễn – NSƯT Mai Hồng Phong và Bùi Quốc Việt, "Sinh tử" của đạo diễn – NSND Nguyễn Khải Hưng và NSƯT Nguyễn Mai Hiền… Dù số lượng không nhiều nhưng cũng góp phần đa dạng hóa "món ăn tinh thần" cho khán giả.

Đạo diễn Trần Đức Long cho biết: "Tôi đã dành nhiều thời gian để đọc sách, nghiên cứu về tâm lý học, tìm hiểu gặp gỡ nhiều bác sĩ chuyên môn, xem nhiều phim thể loại tương tự. Tất cả nhằm để khi đọc kịch bản sẽ tìm được cái riêng cho mình". Anh cũng nghiên cứu để biết cách đặt góc máy thế nào, quay trong bao lâu, bao nhiêu cú máy để người xem tiếp cận diễn biến tâm lý nhân vật…

Một trong những khó khăn trong nỗ lực làm mới của các phim tâm lý tội phạm, hình sự còn là yếu tố thời sự được đưa vào phải được chọn lọc kỹ và cập nhật. Bởi nếu quá cũ thì chẳng còn tính thời sự và vì thế nhà làm phim phải tính toán để đến lúc hoàn thiện, tác phẩm được công chiếu thì những yếu tố đưa vào không bị lỗi thời. 

Bên cạnh những phim về tình cảm gia đình, xã hội, dòng phim hình sự, tâm lý tội phạm, điều tra hay các phim có yếu tố chính luận mang đến sự đa dạng cho khán giả lựa chọn. Những nỗ lực mang đến sự tươi mới cho các phim này, tăng sức hấp dẫn được người trong giới nhận định là tín hiệu vui, cần thiết cho sự phát triển chung của thị trường.

Theo Minh Khuê/NLĐO

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)