Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nỗ lực phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

UBND TP.HCM đã ban hành Đ án phát trin ngành công nghip văn hóa TP đến năm 2030 trong đó xác đnh ngành công nghip đin nh là ngành trng tâm. Đ thc hin mc tiêu này, S Văn hóa và Th thao TP.HCM đang thc hin nhiu gii pháp đ doanh thu các ngành công nghip văn hóa đóng góp khong 5,7% GRDP vào năm 2025 và 7,2% GRDP vào năm 2030.


Din gi chia s ti ta đàm “Phương hưng, gii pháp phát trin đinh tr thành ngành công nghip văn hóa ti TP.HCM”

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) tại tọa đàm “Phương hướng, giải pháp phát triển điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hóa tại TP.HCM” diễn ra mới đây.

Mi gi đu tư lĩnh vc văn hóa

Theo bà Thúy, TP.HCM có nhiều nền văn hóa khác nhau. Với đa loại hình nghệ thuật như: Kịch, xiếc, rối, nghệ thuật truyền thống, văn hóa đại chúng, văn hóa đương đại… đã tạo những bức chân dung cho văn hóa TP hết sức phong phú. “Theo thống kê, TP.HCM có hơn 17 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, chiếm 7,74% doanh nghiệp trên cả nước hoạt động trong lĩnh vực này. TP có hơn 100 cơ sở đăng ký kinh doanh lĩnh vực văn hóa, trong đó có hơn 30 cơ sở hoạt động thường xuyên trong hoạt động sản xuất phim. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành điện ảnh còn non, trẻ của TP”, bà Thúy thông tin.

Bà Thúy cũng cho rằng, bên cạnh cơ hội ngành văn hóa của TP còn nhiều thách thức. Cụ thể, các lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa còn phụ thuộc vào ngân sách, phải đối mặt với những vấn đề thu nhập thấp, thiếu các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, công nghệ số hóa chưa được ứng dụng rộng rãi. Nhiều tài năng chưa phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh, lực lượng lao động chưa được tiếp cận các kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Tình trạng vi phạm bản quyền, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn tồn tại. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách, ưu đãi về thuế chưa tạo động lực để thu hút doanh nghiệp.


B phim “Bên trong v kén vàng” ca đo din Phm Thiên Ân đã bán đưc 50.000 vé nh hing sau khi đot gii thưng quan trng ti Liên hoan phim Cannes

Trong năm 2023, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến năm 2030, trong đó xác định ngành công nghiệp điện ảnh là ngành trọng tâm. Bên cạnh đó, Luật Điện ảnh 2023 đã được ban hành đã tạo bước tiến rõ rệt giúp ngành điện ảnh TP có điều kiện thuận lợi để phát triển, có cơ chế, chính sách để khắc phục khó khăn. “Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, chúng tôi đã xác định những bước đi cụ thể và giải pháp rõ ràng. Trong đó, chúng tôi xác định phương pháp hết sức quan trọng là kêu gọi sự đầu tư, kích cầu và xúc tiến thương mại từ các nước trên thế giới để ngành văn hóa TP.HCM có nhiều khởi sắc hơn”, bà Thúy chia sẻ.

Hc kinh nghim t thế gii

Để phát triển điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hóa tại TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP xác định việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới là một trong những giải pháp thiết thực. 

Bà Nguyn Th Thanh Thúy (Phó Giám đc S Văn hóa và Th thao TP.HCM) cho biết: “Mc tiêu c th v công nghip văn hóa ti TP.HCM đưc xác đnh, giai đon 2021-2025 tc đ tăng trưng ngành công nghip văn hóa đt bình quân khong 14%/năm; doanh thu các ngành công nghip văn hóa đóng góp khong 5,7% GRDP vào năm 2025 và 7,2% GRDP vào năm 2030”.

Ông Kim Dong-ho (cựu Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Busan) cho biết, trong 5 năm  qua, ngành công nghiệp điện ảnh truyền hình Hàn Quốc đã chuyển mình mạnh mẽ, có bước phát triển vượt bậc với những tác phẩm thành công lớn ở quy mô toàn cầu tiêu biểu như phim “Ký sinh trùng” và “Trò chơi con mực”. Để tạo nên “làn sóng” đó có vai trò không nhỏ, những “cú hích” từ những liên hoan phim quốc tế uy tín như Busan – nơi giới thiệu, tôn vinh những tác phẩm nổi tiếng, đưa tới công chúng tiếng nói, sáng tạo nghệ thuật từ các nhà làm phim, những nghệ sĩ… “Sự có mặt của một liên hoan phim quốc tế càng cho thấy giá trị, sức mạnh trong việc cổ vũ cho những nhân tố mới, xu hướng mới”, ông Kim Dong-ho nói.

Trong khi đó, ông Jeremy Segay (Tùy viên Nghe nhìn Khu vực Đông Nam Á tại Đại sứ quán Pháp) chia sẻ những thông tin lạc quan về điện ảnh Việt Nam thông qua một số dữ liệu từ Tạp chí Screen International. Cụ thể, vào năm 2010, ở Việt Nam có 90 phòng chiếu, tăng lên 1.100 phòng sau 9 năm. Trong 2019, ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong 4 nước có thị phần phim nội địa cao nhất, chiếm 29% tổng số tác phẩm phát hành trong nước.


TP.HCM phn đu doanh thu các ngành công nghip văn hóa đóng góp khong 5,7% GRDP vào năm 2025 và 7,2% GRDP vào năm 2030

Theo ông Jeremy Segay, tại Pháp, bộ phim “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã bán được 50.000 vé nhờ hiệu ứng sau khi đoạt giải thưởng quan trọng tại Liên hoan phim Cannes. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của liên hoan phim vì hiện tại, những nhà làm phim quốc tế đang rất nóng lòng được gặp những nhà làm phim Việt Nam, tiếp cận nhiều hơn, gần gũi hơn với đời sống điện ảnh Việt.

Đề cập đến những hạn chế của điện ảnh Việt hiện nay, ông Jeremy Segay cho rằng việc sản xuất và phát hành phim còn tập trung vào thị trường trong nước, chưa hướng ra nước ngoài, đặc biệt là góp mặt tại các kỳ liên hoan phim quốc tế. “Từ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ phát triển điện ảnh ở nhiều quốc gia, tôi thấy một số vấn đề mà các quốc gia hay vướng mắc đó là rào cản về kiểm duyệt, sự hạn chế đối với việc tự do sáng tạo. Đây là điều bình thường đối với mỗi quốc gia tuy nhiên tôi hy vọng ở các đợt liên hoan phim, những quy định, hạn chế sẽ phần nào được linh hoạt hơn”, ông Jeremy Segay chia sẻ.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)