Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗ lực tìm lao động sau dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Lao đng khan hiếm sau dch Covid-19 đã đưc các chuyên gia cnh báo. Vi n lc t các phía, đc bit là t doanh nghip (DN) nhưng vn không tránh khi khó khăn v ngun tuyn.


Ngưi lao đng làm vic ti mt doanh nghip xut khu hi sn. Ảnh: T.Tri

TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh… là những địa phương phía Nam thu hút lượng lớn lao động. Theo Bộ LĐ-TB&XH, số lao động làm việc tại các địa phương này lên đến 18 triệu người. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, lao động tại các khu chế xuất – khu công nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt vì nhiều lý do, trong đó đáng chú ý là do “làn sóng” di chuyển về quê và chưa có ý định trở lại.

Trông ch ngưi lao đng tr li

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021 của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, nhiều ngành nghề có chỉ số lao động giảm so với cùng kỳ. Cụ thể là sản xuất đồ uống (giảm 44,35%); sản xuất da giày và các sản phẩm có liên quan (giảm 32,9%); sản xuất xe có động cơ (giảm 31,3%)… Riêng số lao động làm việc tại các DN công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 9-2021 giảm đến 63,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ghi nhận ở các DN, tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng khiến hoạt động của DN gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Thi công và Xây dựng Trường An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) chính thức hoạt động lại từ ngày 3-10, tuy nhiên chỉ có khoảng 40% lao động trở lại làm việc. Ông Đỗ Quang Toàn (Giám đốc công ty) cho biết số lao động này đa phần có nhà ổn định tại địa phương, số ít bị kẹt lại ở các vùng phong tỏa. Riêng số lao động đã di chuyển về quê tránh dịch trước đó, ông Toàn nói đến nay vẫn chưa có thông tin họ trở lại hay không mặc dù công ty thường xuyên liên lạc, động viên. “Nỗi đau mất người thân vẫn chưa nguôi, cuộc sống có nhiều xáo trộn do dịch bệnh nên người lao động chưa thể bắt đầu làm việc vào thời điểm này. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận lại lao động, những người tự ý nghỉ việc và cả lao động tự do từng làm việc ở các công trình”, ông Toàn cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Quang Hòa (phụ trách nhân sự Công ty TNHH Cơ khí Đồng Tiến, TP.HCM) thông tin, từ trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, công ty đã chủ động các phương án giữ chân người lao động, tuy nhiên số lao động ở lại thành phố không nhiều. “Trước đó, do tình hình khó khăn chung, công ty phải cắt giảm lương, giảm một phần lao động. Thời gian đó họ đã về quê hoặc tìm chỗ làm mới, đây là lý do khiến nguồn lao động bị thiếu khi DN hoạt động bình thường trở lại. Chúng tôi đang cần tuyển gấp khoảng 100 lao động trình độ từ TC đến CĐ các ngành nghề như điện công nghiệp, hàn, cơ khí chế tạo… và sẵn sàng tiếp nhận lại lao động trước đây bị cắt giảm”, ông Hòa nói.

Cn chính sách đãi ng đ thu hút lao đng

Giải thích về nguyên nhân thiếu hụt lao động sau dịch, chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế  (ILO) tại Việt Nam, bà Nguyễn Phương Lan cho rằng ảnh hưởng lớn nhất là nguồn lao động có tay nghề hiện chưa trở lại thành phố sau đợt giãn cách kéo dài. Bà Lan cảnh báo, nếu không có chính sách đãi ngộ tốt thì DN sẽ mất đi một lượng lớn lao động mà phải mất nhiều năm và tốn rất nhiều chi phí mới có thể đào tạo được. Bên cạnh đó, bà Lan cũng đưa ra giải pháp để thu hút người lao động trở lại làm việc là chính sách hỗ trợ lao động đến từ các tỉnh/thành, trong đó đặc biệt chú ý đến an sinh, tiêm vắc-xin mũi 2, bố trí chỗ học cho con em để người lao động an tâm làm việc lâu dài… Về phía DN cũng cần phối hợp đào tạo, tái đào tạo lao động để bổ sung.

“Nếu không có chính sách đãi ng tt thì doanh nghip s mt đi mt lưng ln lao đng mà phi mt nhiu năm và tn rt nhiu chi phí mi có th đào to đưc”, bà Nguyn Phương Lan (chuyên gia T chc Lao đng Quc tế ti Vit Nam) cnh báo.

TS. Huỳnh Thanh Điền (chuyên gia kinh tế) hiến kế, để thu hút người lao động trở lại làm việc cần nắm rõ tâm lý người lao động sau khủng hoảng do nhiều tháng bức bí trong nhà trọ, khu cách ly, mất người thân… Giải pháp từ phía DN là quan trọng nhất, đảm bảo nguyên tắc xuyên suốt là việc làm, thu nhập và an toàn. Ông Điền phân tích, thời điểm này DN còn khó khăn về nguồn hàng nhưng công nhân lại nhận lương theo sản phẩm, như vậy thu nhập rất thấp. Do đó, DN cần thay đổi phương án tính lương, thay vì trả bằng sản phẩm thì có thể trả lương cố định với mức đảm bảo cuộc sống. Hoặc có thể trả lương theo sản phẩm nhưng phải chi thêm mức hỗ trợ để tổng thu nhập đảm bảo chi tiêu. Phương án này có thể sẽ giảm lợi nhuận của DN trong ngắn hạn nhưng giữ được quy mô lao động, chờ cơ hội tốt hơn trong tương lai. Song song đó, DN chủ động liên lạc với người lao động trước đây, động viên họ quay trở lại làm việc và tổ chức các đoàn đón lao động, đồng thời chủ động tìm chỗ ở an toàn cho họ. Đặc biệt là phát huy tối đa hoạt động công đoàn trong việc khuyến khích lao động trở lại.

Cũng theo ông Điền, thực tế cho thấy DN nào thực hiện chế độ tốt cho người lao động, giúp họ nhận trợ cấp đầy đủ khi ngưng việc thì khi hoạt động lại rất tốt, công nhân trở lại làm việc bình thường. Ngược lại, tùy vào ngành nghề, những DN sử dụng lao động thời vụ, không thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động thì rất khó khăn trong việc tìm lao động.

T.Tri – T.Hng

Bình luận (0)