Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nỗ lực vượt khó trong năm học đặc biệt

Tạp Chí Giáo Dục

Phó Ch tch UBND TP.HCM Dương Anh Đc ghi nhn và đánh giá cao nhng n lc và kết qu mà ngành GD-ĐT TP.HCM đã vưt khó đt đưc trong năm hc 2020-2021 – mt năm hc đc bit va phòng chng dch va thc hin tt nhim v ging dy.


Phó Ch tch UBND TP.HCM Dương Anh Đc phát biu ch đo ti hi ngh trc tuyến t chc cui tun qua

Nhiu “đim son” trong năm hc đc bit

Năm học 2020-2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 song ngành GD-ĐT TP đã hoàn thành tốt mục tiêu kép, vừa giảng dạy vừa phòng chống dịch, giữ vững chất lượng giáo dục, một số mặt được tiếp tục nâng cao.

Tính đến nay, toàn TP có 200/1.368 (tỷ lệ 14,6%) trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, mô hình “Trường mầm non tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế” được triển khai ở 16 trường với 4.915 trẻ.

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình, SGK theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1. Toàn bậc học có 97,7% học sinh tiểu học được học môn tiếng Anh. Việc dạy ngoại ngữ trong trường tiểu học ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao với nhiều mô hình dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Với bậc trung học, chương trình giáo dục thực hiện theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, nâng cao công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Nhiều hoạt động giáo dục được đổi mới dạy học qua chủ đề, dạy học tích hợp, hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường.

Năm học vừa qua, toàn ngành phát huy hiệu quả tối đa các đề án, chương trình đột phá, chính sách đặc thù của TP; chủ động điều chỉnh linh hoạt, kịp thời hoạt động dạy và học phù hợp tình hình thực tế, góp phần quan trọng cùng TP phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn trường học; làm cơ sở giữ vững, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh; cơ bản đạt được những nhiệm vụ mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 giao, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế cho TP.

Năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT TP đã tham mưu cho UBND TP trình HĐND TP ban hành 2 nghị quyết về hỗ trợ và thu hút nguồn lực cho giáo dục mầm non TP. Đây là sự quan tâm và là nguồn động lực to lớn nhằm giúp giáo viên mầm non tiếp tục gắn bó, cống hiến cho ngành đồng thời thu hút nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non TP.

Toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động và hỗ trợ quản lý, điều hành; khuyến khích các đơn vị mạnh dạn áp dụng các phương pháp tiên tiến vào thực hiện chương trình.

Theo báo cáo, đến cuối năm 2020, toàn TP có 2.366 trường (tăng 40 trường so với năm học trước), trong đó bậc mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất với 1.374 trường. Kế đến là tiểu học với 507 trường, THCS có 283 trường và THPT có 202 trường. Tổng số học sinh toàn TP là 1.682.908 em, giảm 2.811 học sinh so với năm học trước.


Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu thông tin ti hi ngh

Chia sẻ về phương hướng nhiệm vụ năm học 2021-2022, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, toàn ngành sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch vừa giảng dạy hiệu quả. Các cơ sở giáo dục triển khai kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19, tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp, nâng cao chất lượng dạy học trên mạng internet, trên truyền hình, tăng cường kỹ năng tự học cho học sinh, xây dựng kho học liệu điện tử mở, hỗ trợ người học mọi lúc mọi nơi, làm nền tảng xây dựng xã hội học tập.

Cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Ngành giáo dục xây dựng kế hoạch, phương án đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình, đặc biệt đối với các môn tin học và ngoại ngữ, thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình.

Điu chnh kế hoch giáo dc phù hp vi tình hình thc tế

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành tích của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2020-2021 khi vừa phòng chống dịch vừa thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Lãnh đạo TP nhìn nhận, năm học 2021-2022, hệ thống giáo dục TP dù chủ động song chưa thực sự sẵn sàng với hình thức giảng dạy trực tuyến. Ngoài khó khăn về phương tiện, nhiều giáo viên chưa sẵn sàng, chỉ chuyển tải chương trình giáo dục từ bình thường sang internet. Tuy vậy, bằng tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm của toàn ngành, sự hỗ trợ của các cấp, TP đã triển khai được chương trình giáo dục trong năm học, cơ bản hoàn thành tiến độ năm học dù gặp nhiều khó khăn. 

Theo lãnh đạo TP, mục tiêu phấn đấu 300 phòng học/10.000 dân song mới đạt được tỷ lệ 293 phòng do sự ngưng trệ các công trình vì dịch bệnh. Tỷ lệ này cũng không đồng đều ở các quận huyện, nhiều địa phương còn rất thấp do mật độ dân số cao như Q.4, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, huyện Củ Chi, Bình Chánh.

Tính đến cuối tháng 10-2021, toàn TP 97,66% học sinh tiểu học và 98,4% học sinh THCS được tiếp cận SGK. Đây là một thực tế còn bất cập, đòi hỏi ngành giáo dục có thêm giải pháp quyết liệt đảm bảo 100% học sinh đều có SGK. Đồng thời hỗ trợ học sinh phương tiện học trực tuyến giúp các em tiếp cận chương trình, chủ động cho các đợt dịch tiếp theo.

Lãnh đạo TP yêu cầu ngành phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên, nhân viên. Chủ động, đề xuất các vướng mắc, giúp thầy cô an tâm hơn trong giảng dạy. Khen thưởng kịp thời những cá nhân không sợ khó, sợ khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong dịch Covid-19.


Đi biu nêu ý kiến ti hi ngh

Ông cũng yêu cầu ngành tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để tạo môi trường giáo dục tốt nhất. Đề nghị Sở GD-ĐT phối hợp với các sở ngành, nhất là Sở Y tế, các quận huyện rà soát chỉnh trang cơ sở vật chất, tiếp quản sớm các cơ sở giáo dục sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống dịch. Chuẩn bị sẵn sàng để triển khai giảng dạy trong điều kiện bình thường mới, thực hiện tốt công tác tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Đặc biệt, ông đề nghị ngành tiếp tục điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế, tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo theo 2 nhánh giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Duy trì giảng dạy trực tuyến như một kênh phụ trợ tăng thêm kiến thức cho học sinh, ngay cả khi dịch ổn định.

Đồng thời, rà soát lại việc tuyển sinh đầu cấp, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của từng cơ sở giáo dục; Quan tâm lắng nghe nguyện vọng tâm tư để toàn ngành phát triển…

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)