Để thu hút sĩ tử, các lò luyện thi tung ra nhiều chiêu tiếp thị rầm rộ như: miễn giảm học phí; đội ngũ giáo viên giảng dạy đến từ các trường đại học, cao đẳng; đảm bảo đỗ đại học (ĐH) trên 80%.
Sở GD- ĐT Đà Nẵng mới chỉ cấp phép cho 5 cơ sở luyện thi đại học, nhưng qua khảo sát, hiện có gần 50 lò luyện thi đang hoạt động “chui” trên địa bàn.
Mượn danh để chiêu sinh
Nhập vai một sỹ tử cần “lò” để ôn thi ĐH, chúng tôi tìm đến “Trung tâm luyện thi (TTLT) chất lượng cao ĐH Sư phạm” (đường Phạm Như Xương, Hòa Khánh, Đà Nẵng, không thuộc ĐH Sư phạm Đà Nẵng). Cô nhân viên tên Ph. tiếp thị: “Ở đây, toàn bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, nên cứ yên tâm, bảo đảm đỗ cao. Đăng ký nhanh không hết chỗ”. Nhìn sang các bàn ghi danh bên cạnh, có khoảng gần 10 sĩ tử cũng đến hỏi lịch.
Các trung tâm luyện thi mọc lên như nấm. Ảnh: Đoàn Nguyên |
Trong các tờ giấy rao vặt do TTLT này cung cấp, chúng tôi thấy có đến 10 giảng viên là tiến sĩ, thạc sĩ của trường ĐH Đà Nẵng tham gia đứng lớp. Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, hầu hết những người có tên trong danh sách nói trên đều khẳng định, không hề nhận lời giảng dạy tại “TTLT chất lượng cao ĐH Sư phạm”! “Tôi chưa bao giờ đi dạy ở các TTLT ĐH. Việc các Trung tâm luyện thi ghi tên tôi và nhiều đồng nghiệp khác vào tờ rơi chẳng qua nhằm đánh lừa các thí sinh mà thôi”, ThS Lưu Thị Châu, giảng viên trường ĐH Đà Nẵng, bức xúc.
Tại TTLT ĐH Chất lượng cao Khoa học một nhân viên tên Nhất quảng cáo: “Giảng viên ở đây chủ yếu là giáo viên của các trường PTTH và SV khá giỏi của các trường ĐH. Với đội ngũ giáo viên có chất lượng nên năm nào trung tâm cũng đạt 70 – 80% thí sinh đậu ĐH?”. Để chứng minh, Nhất đưa ra bản danh sách khoảng gần 10 SV (chủ yếu là SV trường ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm) tham gia đứng lớp. Lần theo tên giảng viên N. Đ. và T. (có trong danh sách và đứng lớp dạy môn Lý, sáng ngày 15.5 – PV), chúng tôi được Phòng Đào tào trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng xác nhận: “T. đúng là sinh viên của trường nhưng đang nợ một số môn nên chưa thể lấy bằng ĐH”. Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi phát hiện không chỉ có T. mà còn rất nhiều “giáo viên” giảng dạy ở các TTLT ĐH đều là những sinh viên lưu ban của các trường ĐH. Trong lúc chờ “trả nợ” để lấy bằng, các SV này đã xin vào các TTLT giảng dạy để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Tại TTLT ĐH Chất lượng cao Khoa học một nhân viên tên Nhất quảng cáo: “Giảng viên ở đây chủ yếu là giáo viên của các trường PTTH và SV khá giỏi của các trường ĐH. Với đội ngũ giáo viên có chất lượng nên năm nào trung tâm cũng đạt 70 – 80% thí sinh đậu ĐH?”. Để chứng minh, Nhất đưa ra bản danh sách khoảng gần 10 SV (chủ yếu là SV trường ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm) tham gia đứng lớp. Lần theo tên giảng viên N. Đ. và T. (có trong danh sách và đứng lớp dạy môn Lý, sáng ngày 15.5 – PV), chúng tôi được Phòng Đào tào trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng xác nhận: “T. đúng là sinh viên của trường nhưng đang nợ một số môn nên chưa thể lấy bằng ĐH”. Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi phát hiện không chỉ có T. mà còn rất nhiều “giáo viên” giảng dạy ở các TTLT ĐH đều là những sinh viên lưu ban của các trường ĐH. Trong lúc chờ “trả nợ” để lấy bằng, các SV này đã xin vào các TTLT giảng dạy để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Coi chừng tiền mất, tật mang
Tận mục sở thị “lò” luyện thi ĐH Sư phạm, chúng tôi không khỏi giật mình. Thực ra, nơi đây chỉ là một căn nhà cấp 4 được cải tạo lại thành nhiều phòng học cho thí sinh. Mỗi phòng học rộng chừng 20 – 25m2 nhưng chứa đến gần 80 học viên. Các băng ghế vốn dành cho bốn người ngồi thì trung tâm này “nhét” 6 – 7 người ngồi chen chúc nhau. Do thời tiết nắng nóng, phòng học chật, lại đông người, nên cả thầy và trò mồ hôi nhễ nhại.
Tương tự, tại TTLT ĐH chất lượng cao khoa học, mặc dù lớp học đã đông nghịt nhưng nhân viên ở đây vẫn tiếp tục ghi danh thí sinh đăng ký học. Thí sinh N.T.D. (quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), cho biết: “Khi mới đăng ký, Trung tâm nói với chúng em mỗi lớp chỉ có 35 – 40 thí sinh. Nhưng học mới hơn một tuần, họ đã nhét vào lớp gần 100 người. Em định tìm chỗ khác nhưng vì trung tâm không trả lại tiền học phí nên đành ráng chịu”.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng cho hay, đa số các “lò” luyện thi hoạt động chui đều thuê mướn giáo viên và sinh viên từ nhiều nơi để tổ chức giảng dạy. Vì vậy, trình độ của người dạy, chất lượng dạy học ra sao, vẫn chưa đánh giá được. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng đã nhiều lần ra quân dẹp các TTLT “chui” nhưng do lực lượng kiểm tra quá mỏng nên vẫn chưa thể chấm dứt được tình trạng này.
Tương tự, tại TTLT ĐH chất lượng cao khoa học, mặc dù lớp học đã đông nghịt nhưng nhân viên ở đây vẫn tiếp tục ghi danh thí sinh đăng ký học. Thí sinh N.T.D. (quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), cho biết: “Khi mới đăng ký, Trung tâm nói với chúng em mỗi lớp chỉ có 35 – 40 thí sinh. Nhưng học mới hơn một tuần, họ đã nhét vào lớp gần 100 người. Em định tìm chỗ khác nhưng vì trung tâm không trả lại tiền học phí nên đành ráng chịu”.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng cho hay, đa số các “lò” luyện thi hoạt động chui đều thuê mướn giáo viên và sinh viên từ nhiều nơi để tổ chức giảng dạy. Vì vậy, trình độ của người dạy, chất lượng dạy học ra sao, vẫn chưa đánh giá được. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng đã nhiều lần ra quân dẹp các TTLT “chui” nhưng do lực lượng kiểm tra quá mỏng nên vẫn chưa thể chấm dứt được tình trạng này.
Theo Đất Việt
Bình luận (0)