Truyện hay không? – nàng hỏi.
– Chưa đọc à? Cũng được – chồng đáp.
Một khoảng lặng. Giọng chồng uể oải: – Truyện này mà dựng thành phim cũng hấp dẫn.
– Ừ, có lẽ thế… – nàng vẫn không rời mắt khỏi cuốn sách đang đọc dở.
– Sao đọc sách mà còn mở tivi làm gì?
– Cho có tiếng người – nàng thản nhiên – Nhà này vắng tiếng người quá!
Một cuộc đối thoại hiếm hoi xảy ra vào một buổi tối họ được gặp nhau trong căn phòng ngủ lộng lẫy của mình. Nàng và chồng là một đôi thật đẹp, đang sở hữu một ngôi nhà đẹp, cùng có công việc kiếm kha khá tiền và quan trọng là đã có một cô công chúa xinh đẹp đang tuổi đi nhà trẻ.
Họ là một cặp đáng mơ ước. Có một lối sống đáng mơ ước.
Nàng tổ chức cuộc sống gia đình đâu ra đó, chỉn chu, tươm tất và khoa học, dù không phải trực tiếp nhúng tay vào việc bếp núc trong nhà. Thay vào đó, nàng biết mua cây xanh về chăm sóc, thường xuyên thay hoa tươi ở bàn ăn, chăm lo tranh ảnh trang trí trong nhà, tuân thủ nguyên tắc sau giờ làm việc là dành trọn cho gia đình, không cho phép mình tụ tập với bạn bè khi chồng và con đang ở nhà chờ đợi.
Chồng nàng đẹp trai, là sếp nhỏ của một công ty lớn. Lương nộp hết cho vợ, không biết nhậu nhẹt, chỉ lâu lâu đi uống chút chút với đối tác và đồng nghiệp. Chồng không có bạn gái, thuốc lá và bài bạc càng không.
Cả hai đều là hội viên của một phòng gym tiện nghi nằm ngay trong khu nhà nàng ở.
Đàn em của nàng bảo em ước mơ có cuộc sống như chị.
Họ hàng nàng bảo nàng thật có phước khi lấy được người như anh.
Bạn bè của nàng bảo người như chồng nàng là hàng hiếm của thế giới này, còn đòi hỏi gì nữa.
Nàng gào lên thì tôi có than vãn gì đâu, tôi là người may mắn nhất thế giới này rồi, tôi biết chứ.
Cả nhà luôn gặp nhau ở buổi cơm tối. Gia đình nàng duy trì bữa cơm tối đều đặn. Chồng chỉ phải ăn cơm một mình khi nàng đi công tác. Còn nàng thì việc chờ cơm chồng hình như quá hiếm hoi.
Sau bữa cơm tối chồng xem tivi ở phòng khách, nàng ôm một chiếc khác ở phòng ngủ. Đầu giường ngủ của nàng chất đầy sách, từ truyện cổ tích cho con đến sách học tiếng Anh, truyện trinh thám nghẹt thở và cả những cuốn như Emile hay là về giáo dục (*). Thiên thần của họ chạy ra chạy vào như con thoi giữa phòng khách và phòng ngủ, giữa những âm thanh rì rào phát ra từ hai chiếc tivi là giọng trong trẻo của cô bé: “Mẹ ơi, con ra chơi với bố xíu thôi rồi quay vào với mẹ nhé!”, “Bố ơi, con vào với mẹ xíu thôi rồi ra chơi với bố nhé!”. Nàng, có khi ậm ừ, có khi ôm chầm lấy con khen: “Con gái mẹ yêu quá!”.
Nàng cũng thường nghe tiếng chồng ậm ừ đáp lời con, nhưng cũng có khi anh bỏ tivi (các kênh phim và giải trí vốn hay phát lại phim và các chương trình cũ), vào đọc truyện cổ tích cho con nghe trước khi đi ngủ. Khi đó nàng lại chuồn ra với chiếc tivi phòng khách…
Nhưng cũng có khi nàng giữ con im lặng trong vòng tay mình, tắt đèn, đóng kín cửa và không mở tivi. Nàng vỗ về cho con vào giấc ngủ, mắt trân trối nhìn vào ánh sáng duy nhất lóe lên từ con số báo nhiệt độ của chiếc máy lạnh treo đối diện chỗ nằm. Máy lạnh chạy êm ru, nàng nằm dưới một tấm chăn êm dù bên ngoài trời nóng, dù xung quanh bao người than vãn vì nóng…, mà vẫn chỉ trân trối nhìn vào cái điểm sáng duy nhất ấy đến khi con ngủ say và mắt mình thì cay xé.
***
Có một nỗi buồn không biết gọi là gì nên tạm gọi là “nỗi buồn thượng lưu”. Thượng lưu là bởi các nhân vật đang sống trong bối cảnh vật chất giàu có, còn nỗi buồn thật ra không dính líu gì đến thượng lưu hay hạ đẳng. Truyện cũng chẳng nói lên được gì nhiều, ngoài cảm giác giá lạnh nơi tâm hồn và cơn đau răng buốt óc đỉnh cao của nhân vật nữ. Có một cái gì đang diễn ra đó mà trong khi tìm cách giải quyết, chỉ mong có thể gọi được tên nó lên. Nhưng không thể. Và giữa những khoảng sống của các nhân vật, thỉnh thoảng chúng ta thấy nhân vật nữ lại cầm lên một cuốn sách. Đó là hình ảnh gợi cảm giác bình yên nhỏ nhoi trong truyện ngắn này. Với Đoàn Tú Anh, giữa những công việc tưởng chừng ngày càng đẩy chị xa rời văn chương thì thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một truyện ngắn của chị, mà đọc nó ta có cảm giác như vừa được “cầm lên” từ cuộc sống ngày thường… TRẦN NHÃ THỤY |
Ngày lễ, nàng lo sắp xếp chuyến du lịch cho gia đình trước cả tháng. Nàng đặt một phòng sang trọng tại một resort cao cấp gần biển, thuê xe riêng đưa đón cả gia đình, còn rủ rê thêm bạn bè nàng, bạn bè chồng tham gia cho xôm tụ.
Người ta ta thán rằng bị chặt chém, bị không có phòng, không có chỗ để xe ở những điểm nóng du lịch; trong khi nàng ở giữa tâm điểm nóng thấy mọi thứ trơn tru như mình đứng bên lề không khí chung của hàng ngàn du khách.
Nhưng trong chuyến đi ấy, trên chuyến xe đi, nàng đã lỡ để chiếc móc khóa vali làm xước một đường dài nơi khuỷa tay đến bật máu. Nàng nhờ chồng: “Anh ơi, đưa giúp em chai dầu xanh”.
“Đây!”, anh nhờ bạn chuyển chai dầu xuống cuối xe cho nàng.
Không có một lời nào kế tiếp sau tiếng “đây” khô khốc.
Nàng đã chờ đợi nhưng không có thêm một lời nào. Nàng lặng lẽ bôi dầu vào vết thương, lặng lẽ lục tìm băng cá nhân băng vết thương cho kín lại.
Cũng trong chuyến đi ấy nàng bị đau răng, đau từ những ngày trước đó, đau dữ dội.
Và cũng trong chuyến đi ấy người bạn của chồng mang theo một tình nhân. Tình nhân thì vốn dĩ nhỏ xinh, dịu dàng, ngọt ngào và đáng yêu như một chú mèo ngoan ngoãn.
Thật không may, đến nơi chồng sốt, nàng cứ chốc chốc đặt tay trên trán chồng gần như mất ngủ cả đêm. Nàng đã nghĩ giữa những cơn sốt nhẹ của chồng, đã tự hỏi mình hàng trăm lần tại sao mình nghĩ trái tim mình đã lạnh…
Chồng khỏe hơn vào sáng hôm sau và đi chơi với những người bạn của anh. Nàng ở lại đưa con đi bơi, xong ra ngồi bên hiên bungalow đọc sách, trước mặt là biển, là sóng vỗ rì rào, là cỏ xanh dờn và những hàng dương cao vút đong đưa… Nàng nói bâng quơ với con, cuộc sống như thế này là thiên đường rồi, đòi hỏi gì hơn nữa phải không con.
Chồng trở về với một thông báo cô bạn gái bé bỏng của bạn anh đã bị cảm rồi, bị sụt sịt rồi. Tài xế đã chạy xe vào trung tâm thành phố mua thuốc cho anh và cô ấy.
Tuyệt nhiên không có câu hỏi nào dành cho nàng, dù nàng chỉ mong là “tay đã hết đau chưa, răng đã đỡ rồi chứ?” chứ không cần nêu nàng ra là nhân xưng “em” trong đó.
Rồi cũng hết những ngày nghỉ lễ ngắn ngủi.
Trên chuyến xe về.
Nàng nghe giọng rất quan tâm của chồng với cô bạn bé bỏng kia: “Em đã đỡ chưa? Hết thuốc uống rồi à? Để anh đưa thuốc của anh cho em nhé!”.
Ô hô, nàng nghe tiếng reo trong lòng mình, cảm giác như mới mở ra một món quà độc đáo.
“Lát nữa dừng xe ăn cơm trưa, em mở hành lý lấy thuốc của anh cho Ngọc nhé!” – chồng bảo.
Nàng ừ nhẹ…
Xong bữa trưa, nàng bảo tài xế mở thùng xe để nàng dỡ vali lấy thuốc cho mèo ngoan, nhưng cô bảo: “Thôi chị ạ, em không cần phải uống nữa đâu, em đỡ nhiều rồi, chị đừng lấy nữa”. Một lát chồng bước ra ném cho nàng cái nhìn khó chịu, và lại yêu cầu tài xế mở thùng xe, tự tay lục tìm thuốc cho cô bạn đồng hành. Nàng đứng nắm tay con, giữa trưa, trước quán ăn ven đường nườm nượp xe cộ lại qua, nhìn dáng chồng mình khum khum dưới nắp xe sao thấy xa lạ quá chừng, giống như một người đàn ông nào đấy mới vừa xuất hiện, vững chãi và lịch thiệp.
Vết xước ở tay nàng đã thôi không chảy máu, đã gần như lành lại. Nhưng cơn đau răng, dù đã cho bao nhiêu thuốc, vẫn đang buốt đến tận óc nàng.
Nàng lại nhìn ra con đường giữa trưa nắng, nóng ngột và bụi bặm, nắm chặt hơn nữa bàn tay bé nhỏ của con trong tay mình, thấy chính xác mình đã mở ra một gói quà bí mật mà bao nhiêu năm nàng như bao bà vợ khác, chìm đắm trong sự thờ ơ của bạn đời như đấy là sự hiển nhiên, chỉ có thể kêu ca rằng hôn nhân là như thế mà không dám gọi đích danh sự lạnh lẽo đấy là…
***
Nàng có cuộc sống phong lưu, nhà đẹp, con ngoan, chồng thành đạt và trách nhiệm.
Nàng không được phép buồn. Không có quyền buồn.
Ô la la, nàng phá lên, cuống quýt. Nàng có cách rồi, nàng sẽ trả tiền cho các chuyên gia tâm lý để họ lắng nghe nàng nói về nỗi buồn rất không thể chấp nhận được của mình.
Truyện hay không? – nàng hỏi.
– Chưa đọc à? Cũng được – chồng đáp.
Một khoảng lặng. Giọng chồng uể oải: – Truyện này mà dựng thành phim cũng hấp dẫn.
– Ừ, có lẽ thế… – nàng vẫn không rời mắt khỏi cuốn sách đang đọc dở.
– Sao đọc sách mà còn mở tivi làm gì?
– Cho có tiếng người – nàng thản nhiên – Nhà này vắng tiếng người quá!
Một cuộc đối thoại hiếm hoi xảy ra vào một buổi tối họ được gặp nhau trong căn phòng ngủ lộng lẫy của mình. Nàng và chồng là một đôi thật đẹp, đang sở hữu một ngôi nhà đẹp, cùng có công việc kiếm kha khá tiền và quan trọng là đã có một cô công chúa xinh đẹp đang tuổi đi nhà trẻ.
Họ là một cặp đáng mơ ước. Có một lối sống đáng mơ ước.
Nàng tổ chức cuộc sống gia đình đâu ra đó, chỉn chu, tươm tất và khoa học, dù không phải trực tiếp nhúng tay vào việc bếp núc trong nhà. Thay vào đó, nàng biết mua cây xanh về chăm sóc, thường xuyên thay hoa tươi ở bàn ăn, chăm lo tranh ảnh trang trí trong nhà, tuân thủ nguyên tắc sau giờ làm việc là dành trọn cho gia đình, không cho phép mình tụ tập với bạn bè khi chồng và con đang ở nhà chờ đợi.
Chồng nàng đẹp trai, là sếp nhỏ của một công ty lớn. Lương nộp hết cho vợ, không biết nhậu nhẹt, chỉ lâu lâu đi uống chút chút với đối tác và đồng nghiệp. Chồng không có bạn gái, thuốc lá và bài bạc càng không.
Cả hai đều là hội viên của một phòng gym tiện nghi nằm ngay trong khu nhà nàng ở.
Đàn em của nàng bảo em ước mơ có cuộc sống như chị.
Họ hàng nàng bảo nàng thật có phước khi lấy được người như anh.
Bạn bè của nàng bảo người như chồng nàng là hàng hiếm của thế giới này, còn đòi hỏi gì nữa.
Nàng gào lên thì tôi có than vãn gì đâu, tôi là người may mắn nhất thế giới này rồi, tôi biết chứ.
Cả nhà luôn gặp nhau ở buổi cơm tối. Gia đình nàng duy trì bữa cơm tối đều đặn. Chồng chỉ phải ăn cơm một mình khi nàng đi công tác. Còn nàng thì việc chờ cơm chồng hình như quá hiếm hoi.
Sau bữa cơm tối chồng xem tivi ở phòng khách, nàng ôm một chiếc khác ở phòng ngủ. Đầu giường ngủ của nàng chất đầy sách, từ truyện cổ tích cho con đến sách học tiếng Anh, truyện trinh thám nghẹt thở và cả những cuốn như Emile hay là về giáo dục (*). Thiên thần của họ chạy ra chạy vào như con thoi giữa phòng khách và phòng ngủ, giữa những âm thanh rì rào phát ra từ hai chiếc tivi là giọng trong trẻo của cô bé: “Mẹ ơi, con ra chơi với bố xíu thôi rồi quay vào với mẹ nhé!”, “Bố ơi, con vào với mẹ xíu thôi rồi ra chơi với bố nhé!”. Nàng, có khi ậm ừ, có khi ôm chầm lấy con khen: “Con gái mẹ yêu quá!”.
Nàng cũng thường nghe tiếng chồng ậm ừ đáp lời con, nhưng cũng có khi anh bỏ tivi (các kênh phim và giải trí vốn hay phát lại phim và các chương trình cũ), vào đọc truyện cổ tích cho con nghe trước khi đi ngủ. Khi đó nàng lại chuồn ra với chiếc tivi phòng khách…
Nhưng cũng có khi nàng giữ con im lặng trong vòng tay mình, tắt đèn, đóng kín cửa và không mở tivi. Nàng vỗ về cho con vào giấc ngủ, mắt trân trối nhìn vào ánh sáng duy nhất lóe lên từ con số báo nhiệt độ của chiếc máy lạnh treo đối diện chỗ nằm. Máy lạnh chạy êm ru, nàng nằm dưới một tấm chăn êm dù bên ngoài trời nóng, dù xung quanh bao người than vãn vì nóng…, mà vẫn chỉ trân trối nhìn vào cái điểm sáng duy nhất ấy đến khi con ngủ say và mắt mình thì cay xé.
***
Có một nỗi buồn không biết gọi là gì nên tạm gọi là “nỗi buồn thượng lưu”. Thượng lưu là bởi các nhân vật đang sống trong bối cảnh vật chất giàu có, còn nỗi buồn thật ra không dính líu gì đến thượng lưu hay hạ đẳng. Truyện cũng chẳng nói lên được gì nhiều, ngoài cảm giác giá lạnh nơi tâm hồn và cơn đau răng buốt óc đỉnh cao của nhân vật nữ. Có một cái gì đang diễn ra đó mà trong khi tìm cách giải quyết, chỉ mong có thể gọi được tên nó lên. Nhưng không thể. Và giữa những khoảng sống của các nhân vật, thỉnh thoảng chúng ta thấy nhân vật nữ lại cầm lên một cuốn sách. Đó là hình ảnh gợi cảm giác bình yên nhỏ nhoi trong truyện ngắn này. Với Đoàn Tú Anh, giữa những công việc tưởng chừng ngày càng đẩy chị xa rời văn chương thì thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một truyện ngắn của chị, mà đọc nó ta có cảm giác như vừa được “cầm lên” từ cuộc sống ngày thường… TRẦN NHÃ THỤY |
Ngày lễ, nàng lo sắp xếp chuyến du lịch cho gia đình trước cả tháng. Nàng đặt một phòng sang trọng tại một resort cao cấp gần biển, thuê xe riêng đưa đón cả gia đình, còn rủ rê thêm bạn bè nàng, bạn bè chồng tham gia cho xôm tụ.
Người ta ta thán rằng bị chặt chém, bị không có phòng, không có chỗ để xe ở những điểm nóng du lịch; trong khi nàng ở giữa tâm điểm nóng thấy mọi thứ trơn tru như mình đứng bên lề không khí chung của hàng ngàn du khách.
Nhưng trong chuyến đi ấy, trên chuyến xe đi, nàng đã lỡ để chiếc móc khóa vali làm xước một đường dài nơi khuỷa tay đến bật máu. Nàng nhờ chồng: “Anh ơi, đưa giúp em chai dầu xanh”.
“Đây!”, anh nhờ bạn chuyển chai dầu xuống cuối xe cho nàng.
Không có một lời nào kế tiếp sau tiếng “đây” khô khốc.
Nàng đã chờ đợi nhưng không có thêm một lời nào. Nàng lặng lẽ bôi dầu vào vết thương, lặng lẽ lục tìm băng cá nhân băng vết thương cho kín lại.
Cũng trong chuyến đi ấy nàng bị đau răng, đau từ những ngày trước đó, đau dữ dội.
Và cũng trong chuyến đi ấy người bạn của chồng mang theo một tình nhân. Tình nhân thì vốn dĩ nhỏ xinh, dịu dàng, ngọt ngào và đáng yêu như một chú mèo ngoan ngoãn.
Thật không may, đến nơi chồng sốt, nàng cứ chốc chốc đặt tay trên trán chồng gần như mất ngủ cả đêm. Nàng đã nghĩ giữa những cơn sốt nhẹ của chồng, đã tự hỏi mình hàng trăm lần tại sao mình nghĩ trái tim mình đã lạnh…
Chồng khỏe hơn vào sáng hôm sau và đi chơi với những người bạn của anh. Nàng ở lại đưa con đi bơi, xong ra ngồi bên hiên bungalow đọc sách, trước mặt là biển, là sóng vỗ rì rào, là cỏ xanh dờn và những hàng dương cao vút đong đưa… Nàng nói bâng quơ với con, cuộc sống như thế này là thiên đường rồi, đòi hỏi gì hơn nữa phải không con.
Chồng trở về với một thông báo cô bạn gái bé bỏng của bạn anh đã bị cảm rồi, bị sụt sịt rồi. Tài xế đã chạy xe vào trung tâm thành phố mua thuốc cho anh và cô ấy.
Tuyệt nhiên không có câu hỏi nào dành cho nàng, dù nàng chỉ mong là “tay đã hết đau chưa, răng đã đỡ rồi chứ?” chứ không cần nêu nàng ra là nhân xưng “em” trong đó.
Rồi cũng hết những ngày nghỉ lễ ngắn ngủi.
Trên chuyến xe về.
Nàng nghe giọng rất quan tâm của chồng với cô bạn bé bỏng kia: “Em đã đỡ chưa? Hết thuốc uống rồi à? Để anh đưa thuốc của anh cho em nhé!”.
Ô hô, nàng nghe tiếng reo trong lòng mình, cảm giác như mới mở ra một món quà độc đáo.
“Lát nữa dừng xe ăn cơm trưa, em mở hành lý lấy thuốc của anh cho Ngọc nhé!” – chồng bảo.
Nàng ừ nhẹ…
Xong bữa trưa, nàng bảo tài xế mở thùng xe để nàng dỡ vali lấy thuốc cho mèo ngoan, nhưng cô bảo: “Thôi chị ạ, em không cần phải uống nữa đâu, em đỡ nhiều rồi, chị đừng lấy nữa”. Một lát chồng bước ra ném cho nàng cái nhìn khó chịu, và lại yêu cầu tài xế mở thùng xe, tự tay lục tìm thuốc cho cô bạn đồng hành. Nàng đứng nắm tay con, giữa trưa, trước quán ăn ven đường nườm nượp xe cộ lại qua, nhìn dáng chồng mình khum khum dưới nắp xe sao thấy xa lạ quá chừng, giống như một người đàn ông nào đấy mới vừa xuất hiện, vững chãi và lịch thiệp.
Vết xước ở tay nàng đã thôi không chảy máu, đã gần như lành lại. Nhưng cơn đau răng, dù đã cho bao nhiêu thuốc, vẫn đang buốt đến tận óc nàng.
Nàng lại nhìn ra con đường giữa trưa nắng, nóng ngột và bụi bặm, nắm chặt hơn nữa bàn tay bé nhỏ của con trong tay mình, thấy chính xác mình đã mở ra một gói quà bí mật mà bao nhiêu năm nàng như bao bà vợ khác, chìm đắm trong sự thờ ơ của bạn đời như đấy là sự hiển nhiên, chỉ có thể kêu ca rằng hôn nhân là như thế mà không dám gọi đích danh sự lạnh lẽo đấy là…
***
Nàng có cuộc sống phong lưu, nhà đẹp, con ngoan, chồng thành đạt và trách nhiệm.
Nàng không được phép buồn. Không có quyền buồn.
Ô la la, nàng phá lên, cuống quýt. Nàng có cách rồi, nàng sẽ trả tiền cho các chuyên gia tâm lý để họ lắng nghe nàng nói về nỗi buồn rất không thể chấp nhận được của mình.
Sài Gòn, tháng 5-2009
ĐOÀN TÚ ANH
Bình luận (0)