Y tế - Văn hóaThư giãn

Nỗi buồn văn hóa xếp hàng

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn văn hóa xếp hàng đã đưc giáo dc ngay t khi tr còn nh. Thế nhưng, thói ích k xu xí, ch biết li ích bn thân mà xem nh li ích cng đng khiến văn hóa xếp hàng tr thành văn hóa xu xí ca ngưi Vit.

Văn hóa xấu xí trong việc xếp hàng vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi công cộng: trạm xe buýt, thang máy, bến xe bến tàu, nơi rút tiền… Liệt kê ra thì khó kể hết. Thói quen xấu xí này dường như ăn sâu vào máu thịt của không ít người. Trong các dịp lễ hội, chương trình giảm giá, văn hóa xấu xí này càng “biến thiên”. Vì quá mê tín cùng với sự tham lam khiến người ta có thể giẫm đạp lên nhau để… hưởng lộc chứ nói gì đến xếp hàng. Nơi tôn nghiêm, yên tĩnh trở nên náo loạn, thậm chí chửi bới, đánh nhau.

Trước sự xấu xí của văn hóa xếp hàng, ngoài việc thực hiện xếp hàng vào lớp, nhiều trường luôn nhắc nhở HS thực hiện điều này vào giờ chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm để HS ghi nhớ và thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, HS vẫn chưa thực hiện tốt điều này từ… gương người lớn. Một số thầy cô vẫn “chưa quen” thực hiện điều này khiến HS “chưa tin” vào điều… thầy cô nói. Một số cha mẹ “chưa quen” thực hiện, thậm chí bắt con làm theo mình, đó là lúc HS phải “hành” theo cha mẹ, “hành” trong thực tế cuộc sống khác những gì HS được học trong nhà trường.

Không phải lấy vô vàn dẫn chứng đâu xa. Mới đây thôi, cảnh chen chúc, tranh giành nhau mua khẩu trang diễn ra ở một số nơi khiến nhiều người ngán ngẩm cảnh văn hóa xếp hàng. Không cần phân tích, bình luận, chỉ cần nhìn hình ảnh ấy, chúng ta đều buồn trước cảnh tranh giành nhau vì… phòng chống dịch Covid 19. Thay vì cùng nhau chia sẻ những chiếc khẩu trang thì họ lại tranh giành nhau. Phòng chống dịch nào của riêng ai, sao không biết cùng nhau phòng chống dịch mà lại tranh giành phần hơn về mình? Hay một vụ việc diễn ra mới đây khiến dư luận khá bức xúc khi 4 hành khách nữ thuộc hai gia đình khác nhau đã lớn tiếng, xô xát trong lúc xếp hàng chờ làm thủ tục lên máy bay khi đi cùng một chuyến bay tại Sân bay Nội Bài, Hà Nội đi TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Họ đã “mang họa vào thân” khi bị an ninh hàng không Nội Bài xử lý hành vi gây mất trật tự an ninh, lập biên bản và hủy chuyến bay. Và một trong những vụ việc đáng lên án vì hành động xấu xí ít nhiều ảnh hưởng tới ngành du lịch, về ý thức thực hiện văn hóa xếp hàng xảy ra ở một điểm tham quan tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khiến cho nữ du khách Thái Lan bị thương (từ sự xấu xí của đôi nam nữ không chịu thực hiện văn hóa xếp hàng mà còn hành hung người khác).

Sự xấu xí của văn hóa xếp hàng thực sự ngày càng báo động.

Ba năm nay, ngoài chuyên môn (ngữ văn) tôi còn dạy môn kỹ năng sống dành cho khối 10 và 11. Với lớp 10, mặc dù văn hóa xếp hàng được học từ nhỏ, đang thực hiện mỗi ngày ở trường khi xếp hàng vào lớp, ăn uống… nhưng tôi vẫn dành hẳn một tiết để dạy. Những câu chuyện xấu xí, những câu chuyện đẹp về văn hóa xếp hàng được truyền tải qua câu chữ, hình ảnh, clip là những bài học sống động, thiết thực để HS thêm những bài học quý trong việc thực hiện văn hóa xếp hàng. Nhất là những câu chuyện, clip về nét đẹp văn hóa xếp hàng ở các nước văn minh, đó là những câu chuyện khiến HS “tâm phục khẩu phục”, nuôi dưỡng sống đẹp cho thế hệ trẻ. Dành một tiết dạy cho HS lớp 10 về văn hóa xếp hàng tưởng chừng như “thừa” nhưng lại rất cần thiết trước tình trạng một số người lớn “học cao hiểu rộng” vẫn “chưa quen” thực hiện văn hóa xếp hàng.

Chuyện xấu xí về văn hóa xếp hàng sẽ tiếp tục diễn ra trên nhiều nơi, nhiều thời điểm nếu ý thức của mỗi con người “chưa chịu thay đổi”. Mà điều đầu tiên và quan trọng nhất, sự thay đổi ấy rất cần từ người lớn và từ trong mỗi gia đình.

Hoàng Thái Hùng (TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)