Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nơi cây chuối, cây tiêu tiếp sức đến trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sau ba năm phát đng mô hình cây chui, cây tiêu khuyến hc, nhiu gia đình đng bào dân tc thiu s xã Tân Lp (huyn min núi Hưng Hóa, Qung Tr) đã dành hn mt khonh đt bên góc vưn trng nhng cây chui, cây tiêu vi chế đ chăm sóc đc bit đ đu tư cho các khon chi phí đến trưng ca con em mình. Nh đó, tình trng b, ngh hc gia chng gim hn!

Mô hình cây chui khuyến hc ca gia đình ch Phiên

1.Nắng tháng tư ở miền đất lửa mang theo hơi nóng bỏng rát. Chị Hồ Thị Phiên ở Bản Cồn (xã Tân Lập) vẫn cặm cụi vun gốc, rào lại những thanh tre che chắn cho góc chuối vừa trổ buồng bên hè nhà. Chị nói: “Tui trồng cây chuối này đã ba năm nay. Hết cây lớn trổ buồng thì cây con mọc mầm lên tiếp nối, năm nào cũng cho quả. Buồng chuối này tầm một tháng nữa cũng bán đi mua được một bộ áo quần đến trường cho con rồi đó”. Trong kí ức của chị Phiên, lên 10 tuổi, đang học lớp 2 thì mẹ mất, chị phải bỏ học giữa chừng, cuốc bộ cả trăm cây số từ huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đến tận Tân Lập để tìm cha. Con đường học của chị cũng bị đứt đoạn từ đó. Ngày ấy, nhìn những bạn bè đồng trang lứa đến trường, trong lòng chị luôn khao khát một ngày được trở lại lớp học, được hí hoáy cây bút trên trang giấy trắng. Nhưng cuộc sống ngày đó quá khó khăn, tới tuổi lập gia đình rồi sinh con, niềm mơ ước chị dành cả gửi lại theo bước chân các con mỗi ngày. Vì vậy, dù vất vả đến đâu, chị cũng làm lụng nuôi ba con đến trường. Được thôn phát động mô hình cây chuối khuyến học, chị đi tiên phong trong bản, trồng hẳn ba gốc chuối, vun gốc, rào tre và cẩn thận cắm lên chiếc bảng cây chuối khuyến học để đổi lấy áo quần, sách vở cho con. Để động viên con đến trường, ngoài giờ làm rẫy, chị Phiên tranh thủ ngồi kế bên nghe con đọc bài, hỏi con về những điều chị chưa hiểu, chị bảo cũng là cách chị giúp con tư duy và hiểu bài hơn.

Ở bản Cồn, nhiều gia đình đông con sau khi thực hiện mô hình khuyến học này, con cái họ được đến trường đầy đủ hơn. Trưởng bản Hồ Trần Phú Khe là một ví dụ. Nhà anh Khe có tới 6 người con đều được đến trường học chữ. “Không chỉ là người đứng đầu bản phải nêu gương để bà con tin và làm theo mà sâu xa nhất tui vẫn muốn con cái mình được ăn học đàng hoàng. Lâu nay nhắc đến việc nuôi con đến trường tưởng chừng là một gánh nặng, nhưng khi được cụ thể hóa các khoản chi phí bằng thành quả thu hoạch từ cây chuối, cây tiêu thì mọi việc trở nên nhẹ nhàng và dễ thực hiện”, người đứng đầu bản Cồn bộc bạch.

2.Bản Cồn có 68 hộ dân với 286 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Đời sống kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác ít, đa phần là nương rẫy thiếu nước thủy lợi. Bà con canh tác chủ yếu là cây sắn, phần còn lại là tiêu, chuối, lúa… Anh Nguyễn Trung Hiếu – Bí thư Chi bộ bản Cồn cho biết: “Trước đây cuộc sống khó khăn, nhận thức của bà con về việc học tập của con cái còn thấp, ít chăm lo nên tình trạng bỏ, nghỉ học diễn ra thường xuyên. Dù trường tiểu học và mầm non nằm ngay trung tâm bản nhưng tỷ lệ học sinh vắng học thường xuyên xảy ra. Công tác vận động con em đến trường gặp rất nhiều khó khăn. Cứ mỗi đầu tuần cô giáo lại phải lặn lội đến từng nhà gọi học sinh. Gặp trường hợp học sinh bỏ học, nhà trường phải cử giáo viên phối hợp với cán bộ bản đi đến từng nhà để vận động, vất vả vậy nhưng có trường hợp học sinh trở lại trường, cũng có học sinh vừa thấy mặt cô giáo đến nhà đã băng rừng bỏ chạy. Phụ huynh thở dài trả lời gọn lỏn rằng “Cái bụng nó không ưng đi học thì miềng cũng chịu!”. Năm 2016, bản Cồn đi tiên phong trong phong trào khuyến học với mô hình cây chuối, cây tiêu rất thiết thực, bà con được tuyên truyền, giải thích và vận động nên chăm lo nhiều hơn cho con cái. Bằng việc làm thiết thực, nhà có chuối thì trồng chuối, nhà có tiêu lại để dành vài gốc tiêu để thành quả thu hoạch từ đó mua sách vở, áo quần, chi phí thêm cho con cái đến trường. Tính đến nay, toàn bản có 34 hộ có con em đang độ tuổi đến trường thực hiện mô hình khuyến học này”.

Khát vng sáng con ch đưc ch Phiên gi vào nhng đa con

3.Ông Lê Văn Tú – Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tân Lập cho biết: “Toàn xã Tân Lập có 2 bản là bản Cồn và bản Bù được chọn xây dựng thí điểm mô hình “cây chuối, cây tiêu khuyến học” từ năm 2016. Ông Tú nói, tùy vào tình hình kinh tế, ưu thế canh tác nông nghiệp của bà con để áp dụng mỗi mô hình khác nhau cho phù hợp. Với phương châm phát triển rộng lớn phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, mô hình khuyến học cây chuối, cây tiêu trong ba năm qua đã tạo được động lực và góp phần nhân rộng phong trào thi đua hiếu học đến từng bản làng xa xôi của huyện miền núi Hướng Hóa.

“Tân Lập bây giờ đã không còn nỗi lo học sinh bỏ, nghỉ học giữa chừng. Những cái tên như bản Bù, Cồn nghe qua như một sự tách biệt đã gần lại bởi những bước chân học trò đến trường. Cây chuối, cây tiêu không xa lạ với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô trên dãy Trường Sơn nhưng chính sự gần gũi ấy đã nâng bước chân cho bao thế hệ học trò của rẻo đất núi rừng này đi xa”, ông Tú phấn khởi nói.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)