Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nói chuyện về giới tính với con cái

Tạp Chí Giáo Dục

Thc tế cho thy vic giáo dc gii tính cn đưc thc hin ngay trong chính mi gia đình bng nhng nguyên tc rt gin đơn như thng thn, thân thin và thc th

Cha mẹ nên nói chuyện về giới tính khi con bước vào tuổi dậy thì. Ảnh: IT

Nói chuyn v gii tính vi con cái

Mỹ Trinh từ phòng riêng đi vội xuống bếp hỏi mẹ có xem lén tin nhắn điện thoại của mình hay không. Người mẹ bất ngờ quá nên đưa cả tay lên thề là không bước vào phòng con… Người mẹ không ngờ chút kim tuyến trên áo của mình còn dính trên điện thoại con gái đã tố cáo tất cả… Mắt đỏ hoe chực khóc, Mỹ Trinh hét lên: “Mẹ không tôn trọng con…”.

Thế là hai mẹ con giận nhau. Đây không hẳn là lần đầu tiên mà có lẽ cũng hơn chục lần hai mẹ con tranh cãi chỉ vì mẹ hay xem lén điện thoại của con gái đang bước vào tuổi dậy thì…

Không hẳn chỉ là một trường hợp duy nhất khi nhiều bậc cha mẹ đã rất lo lắng khi không biết tìm hiểu con thế nào về chuyện giới tính. Nào là kinh nguyệt ra sao, nào là tình yêu và những rung động có đúng hay không. Cả chuyện vui buồn thường ngày cũng trở thành mối bận tâm của cha của mẹ nên nhiều bậc cha mẹ đã xâm phạm bí mật đời tư của chính con cái mình…

Thực tế cho thấy việc giáo dục giới tính cần được thực hiện ngay trong chính mỗi gia đình bằng những nguyên tắc rất giản đơn: thẳng thắn, thân thiện và thực thụ. Điều này sẽ được cụ thể hóa bằng chính những biện pháp rất xác thực: cha mẹ đừng tô vẽ chân dung của mình hoàn hảo khi còn ở tuổi dậy thì, cha mẹ đừng vội quên tuổi thơ đầy cảm xúc cũng dễ bị “điện tình yêu giật” bắn cả người, kể với con cái chuyện của chính mình trước thay vì cứ tra vấn con mình, chia sẻ kinh nghiệm và những kỹ năng cụ thể, tâm sự bằng những hình thức trao đổi hai chiều và thực sự lắng nghe…

Việc tuân thủ những nguyên tắc trên không đơn giản nếu như các bậc cha mẹ cứ cho rằng con mình còn thơ dại lắm. Chuyện “khủng khiếp” xảy ra trong tâm trí của cậu con trai 14 tuổi Bảo Long khi cậu đòi mẹ mua cho thêm mấy chiếc quần lót cho mình thì bất ngờ bị mẹ mắng: “Bộ vừa mặc vừa ăn hay sao mau hư vậy thằng quỷ nhỏ?”. Câu nói ấy như vết dao sắc nhọn cứa đau làm cho Bảo Long nóng toàn thân và đâm ra ngượng nghịu… Bỏ vội buổi ăn sáng, cấm cửa cả bốn ngày không nói chuyện với mẹ chỉ vì kiểu nói chuyện về giới tính rất lạ của mẹ. Không thể khác hơn khi việc thiếu tinh tế, thiếu sự tôn trọng khi đề cập về vấn đề giới tính đã thể hiện rõ rệt và cụ thể như thế.

Nói chuyện về giới tính cho con cần nhất vẫn là thái độ nghiêm túc khi đối diện vấn đề giới tính nhưng đừng quá trầm trọng và căng thẳng. Kế đến vẫn là sự chia sẻ chân tình và cụ thể, sau nữa là tỏ ra thân thiện để cùng nhau bộc bạch mà không phải chỉ là dạy bảo… Đương nhiên, sự dí dỏm để nhìn nhận và trò chuyện về các vấn đề tế nhị ấy được xem như một thủ thuật để hướng đứa trẻ dậy thì đi đúng quỹ đạo của cuộc trò chuyện về giới tính. Điều này thách thức các bậc cha mẹ phải làm chủ kiến thức về giới tính, có quan điểm hiện đại và có kỹ năng tâm tình  – chia sẻ mang tính khoa học. Thách thức ấy đòi hỏi cha mẹ phải trẻ lại, phải vượt lên phía trước và khắc  phục cả những dấu vết của tình yêu về suy nghĩ và tuổi tác của chính mình…

Dy con tui dy thì

Khi đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì thì những hàng loạt biến đổi về sinh lý kéo theo những biến đổi khác về mặt tâm lý cũng xuất hiện, các bậc cha mẹ tiếp cận với trẻ dậy thì cần những kiến thức và kỹ năng nhất định. Thế nhưng hành trình dạy con tuổi dậy thì trở thành chặng đường gian khó và phức tạp vì những biến đổi quá sớm nhưng khá bất thường của lứa tuổi. Nhiều bà mẹ thốt lên rằng: “Dạy con tuổi dậy  thì khó thật”.

Kết quả thảo luận cùng với hơn 100 phụ huynh mới đây cho thấy, còn khá nhiều bậc phụ huynh dễ có những kế hoạch tạo ra những phản ứng chống đối của đứa trẻ vị thành niên với chính mình. Chỉ có khoảng 35% phụ huynh giải thích và dễ dàng chấp  nhận việc tuổi dậy thì nảy sinh hiện tượng “gần bạn – xa mẹ”. Con số còn lại cho thấy chính các bậc cha mẹ cũng chưa thật sự chấp nhận những biến đổi tâm lý của con mình, các bậc cha mẹ vẫn còn khá cảm tính và chủ quan hay có khuynh hướng đè ép mọi thứ theo ý kiến của mình nếu như không muốn nói có phần chủ quan và độc đoán trong việc giáo dục con cái…

Chị Minh Uyên – nhân viên tư vấn mỹ phẩm tại Vũng Tàu cho biết: “Tôi không hiểu vì sao cháu cứ chống đối tôi. Tôi chỉ là một người phụ nữ – tôi chỉ là bà mẹ biết lo cho con ăn học nhưng mỗi lần nhắc nhở việc học là y như chiến tranh xảy ra…”. Chị nói mà nước mắt lưng tròng… Chưa hết, chị còn cho biết không ít lần con của mình đã hét toáng lên khi chị lỡ vào phòng riêng của cháu và sắp xếp sách vở cho cháu. Chị nói như trách: “Tôi thấy mình đâu có làm gì quá đáng với con…”.

Hành trình dy con tui dy thì xem chng có nhiu thách thc. Điu căn bn cn nhn ra là hiu tâm lý con tui này, chp nhn nhng nguyên tc tm thi mang du n ca la tui mà con cái đt ra và tuân th nhng bin pháp trò chuyn hu hiu. Chiếc chìa khóa y không d s hu nếu các bc cha m còn ch quan và cm tính.

Dạy con không chỉ được thực hiện bằng bản năng hay bằng kinh nghiệm mà nhất thiết cần phải được thực hiện bằng những phương pháp cụ thể và hợp lý. Từ việc tìm hiểu nhu cầu của con hay thấu hiểu tâm lý của con cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có kỹ năng đích thực. Làm thế nào để hiểu con mà không làm con có cảm giác đang bị dò xét hay kiểm tra quá gắt gao. Làm thế nào không cần vi phạm bí mật của con trẻ như xem nhật ký, đọc lén tin nhắn trên điện thoại hay Fakebook, Zalo mà vẫn có thể hiểu con?  Điều đó cần dựa trên những đặc trưng tâm lý tuổi dậy thì: gần bạn – xa mẹ; thích tự khẳng định, thích tách khỏi người lớn hoàn toàn…

Sẽ không sao có được hiệu quả việc dạy con tuổi dậy thì nếu cha mẹ không biết làm bạn cùng con. Đó còn chưa kể đến việc phải theo dõi từng bước đi hay từng sự thay đổi của con mình trong đời sống giới tính để rồi đủ can đảm và đủ “chuyên môn” để nói với con về sự thay đổi của cơ thể, về sự dậy thì… Xa hơn nữa là vấn đề trò chuyện với con về ước mơ, học tập, định hướng nghề nghiệp và cả tình yêu lứa đôi phải dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, lắng nghe con cái, chấp nhận con cái và chia sẻ chân thành…

Hành trình dạy con tuổi dậy thì xem chừng có nhiều thách thức. Điều căn bản cần nhận ra là hiểu tâm lý con ở tuổi này, chấp nhận những nguyên tắc tạm thời mang dấu ấn của lứa tuổi mà con cái đặt ra và tuân thủ những biện pháp trò chuyện hữu hiệu. Chiếc chìa khóa ấy không dễ sở hữu nếu các bậc cha mẹ còn chủ quan và cảm tính.

Sơn Hunh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)