Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Nối dài những giấc mơ

Tạp Chí Giáo Dục

H tng tri qua nhng khong thi gian gn như tuyt vng, đi din vi cánh ca lp hc đóng sp ngay trưc mt khi đang trong đ tui đến trưng. Nhưng ri đưc D án Zhishan Foundation (C.I) h tr và bng n lc không mt mi ca chính bn thân, h đã hoàn thành gic mơ ging đưng, có vic làm n đnh. Đc bit, chính h li tiếp tc hành trình chung tay ni dài nhng gic mơ cho tr em nghèo khó quê hương mình!

Hà Như Luyn (phi) trong mt ln tham d hi ngh sinh viên trin lãm nghiên cu khoa hc

T quê bin nghèo đến Nht Bn

Tôi biết đến Hà Như Luyện thông qua lời giới thiệu của anh Hoàng Trọng Thủy – Trưởng văn phòng Dự án C.I tại miền Trung trong một chuyến hành trình lên miền ngược trao học bổng cho học trò nghèo. Luyện càng khiến tôi khâm phục hơn bởi tinh thần lạc quan và tấm lòng rộng mở luôn hướng đến những đứa trẻ nghèo.

Hà Như Luyện sinh ra và lớn lên ở thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị), là con út trong gia đình có 3 anh em. Hơn 28 năm về trước, nhà Luyện ở miệt biển bãi ngang nhưng lại không có tàu vươn khơi. Cuộc sống của cả gia đình phụ thuộc vào nghề nhặt phế liệu chiến tranh còn sót lại trên cát. Cát biển thường mặn nhưng câu chuyện của Luyện lại mặn vị nước mắt. “Ba em mất từ khi mẹ sinh em mới được 6 tháng. Đó là một ngày ba mẹ cùng hai người bạn gỡ bom lấy phế liệu. Bom phát nổ, ba và hai người bạn mất, mẹ em bị một mảnh đạn găm vào cột sống bị liệt toàn thân. Em 28 tuổi thì mẹ đã nằm trên giường suốt chừng ấy năm”, giọng Luyện trầm buồn.

Nhà còn 4 mẹ con, tận cùng cảnh khổ. Vừa 6 tháng tuổi, Luyện lớn lên nhờ những giọt sữa của người dì. Anh đầu của Luyện vừa hết cấp 1 cũng bỏ học, theo cậu mợ tập tành đi biển kiếm kế mưu sinh. Lớn lên, Luyện được bà con chung tay cho đến trường. Đến lớp 8 thì không thể gắng được nữa, bởi cuộc sống miền biển bãi ngang này chẳng mấy ai khá giả. Đúng lúc đó học bổng C.I tìm về trường. Thầy giáo chủ nhiệm giúp Luyện viết hồ sơ. Cùng với suất học bổng đó và sự giúp đỡ của thầy cô, Luyện không phải nghỉ học. Luyện nhớ lại: “Năm đầu tiên thi ĐH, em trượt. Em định đi làm công nhân nhưng nghĩ đến tấm lòng của C.I và thầy cô, lại không đành. Em thi tiếp rồi đỗ vào ngành toán – Trường ĐHKH Huế. Hồi đó học phí là khoản tiền em lo nhất. Nhưng nhờ mấy anh chị bên văn phòng C.I giúp đỡ. Rồi em đi làm thêm để trang trải chi phí ăn uống, sinh hoạt. Em làm nhiều việc, từ giữ xe, chạy bàn cà phê đến bốc vác đá lạnh giao cho các nhà hàng. Việc bốc vác đá em làm lâu nhất vì đi làm từ 3 giờ đến 7 giờ sáng là được nghỉ để về đi học”.

Tốt nghiệp ĐH, Luyện chọn đi xuất khẩu lao động ở Nhật. Học toán nhưng lại làm chuyên về nội thất. Luyện nói dù công việc và ngành học không liên quan nhưng những kỹ năng, kiến thức tích lũy ở giảng đường đã giúp ích cho cậu khi đặt chân đến xứ sở mặt trời mọc. Có thu nhập ổn định, cuộc sống của mẹ con Luyện đỡ vất vả hơn. Vài năm nay, Luyện luôn dành một phần nhỏ kinh phí hỗ trợ các trẻ em nghèo. Luyện nói: “Hồi xưa ở quê, em cực lắm. Chừ nhìn tụi nhỏ như thấy có hình bóng của mình trong đó nên em muốn góp một chút gì giúp các em. Em mong có thể hỗ trợ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không thất học”.

Bng n lc và h tr ca C.I, cô H Th Loan đã hin thc hóa ưc mơ tr thành cô giáo vùng cao

10 năm bám bn dy hc

Hôm gặp tôi ở lễ trao học bổng của C.I đợt 2 cho học trò nghèo huyện Đakrông (Quảng Trị), cô giáo Hồ Thị Loan – giáo viên Trường Mầm non xã Húc Nghì nói: “Tôi đến để chia sẻ câu chuyện của mình và truyền niềm tin, cảm hứng cho các em nhỏ ở miền núi này tiếp tục con đường học”. 19 năm trước, cô bé Vân Kiều Hồ Thị Loan lúc đó là HS Trường Tiểu học – THCS Hướng Hiệp (huyện Đakrông) đang đối mặt nguy cơ bỏ học. Nhà có tới 7 anh chị em, cuộc sống gia đình phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô trên nương rẫy. Nhà Loan ở thôn A Ròong, xã Hướng Hiệp. Mỗi ngày Loan phải cuốc bộ đường rừng tới 5km để đến trường. Đang có nguy cơ nghỉ học thì may mắn năm đó, nhà trường thông báo Loan được nhận học bổng tiếp sức đến trường của C.I. Nhờ vậy đường học không bị đứt”.

Anh Hoàng Trng Thy – Trưng văn phòng d án C.I min Trung cho biết, 20 năm qua, C.I luôn theo sát, đng hành vi tr em đc bit khó khăn  6 tnh: Tha Thiên – Huế, Qung Tr, Qung Bình, Hà Tĩnh, Ngh An và Qung Ngãi. Bình quân mi năm (10 năm tr li đây) có khong 5.000 lưt em nhn hc bng bo tr dài hn, ni tiếp liên tc cho đến ngày các em hoàn thành gic mơ con ch. Điu đáng quý  các em là s n lc, khát vng. Không ch Loan và Luyn mà còn nhiu em khác na cũng luôn cùng chúng tôi chung tay viết tiếp gic mơ đến trưng cho tr nghèo.

Dù việc tiếp tục học sau khi hết cấp 3 ở miền núi nghèo này vào thời điểm đó không phải là lựa chọn của nhiều bạn bè nhưng Loan vẫn quyết tâm thi vào CĐSP Mầm non để trở thành cô giáo. Tròn 10 năm bám bản dạy học từ xã Tà Long cho đến Húc Nghì, đều đặn mỗi tuần cô Loan đều đi vận động, hôm nào trò quên tới lớp, cô lại đến gọi đi học. Có năm, nhận nhiệm vụ dạy ở bản xa, đường núi hiểm trở, trời mưa không thể đến trường, cô Loan lại nhờ chồng tranh thủ đưa đi. Chuyện xe leo dốc núi, ngã cả người lẫn xe cũng là chuyện thường. Cô Loan bộc bạch: “Ngày đó tôi cứ nghĩ phải học lên, kiếm công việc để thoát cảnh đói nghèo. Hơn thế, tôi tâm niệm phải làm được một điều gì đó, bằng cách này hay cách khác để chung tay ươm lên mầm chữ như một cách nhớ ơn những suất học bổng đã hỗ trợ mình”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)