Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nơi điểm đầu tuyến đường Trường Sơn huyền thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Khe Hó – đim cm mc trm đu tiên ca tuyến đưng Trưng Sơn huyn thoi 60 năm trôi qua, vn vn nguyên trong kí c nhng ngưi cu chiến binh già. Chiến tranh đi qua, Khe Hó bình yên gia bn làng vi đng bào lương thin bám núi, gi rng.

Khe Hó vn là kí c nguyên mi trong câu chuyn ca nhng ngưi lính Trưng Sơn ngày tr li

1.“60 năm trôi qua rồi, nhưng ngày trở lại Khe Hó, cảm giác vẫn rưng rưng như lần đầu tiên đặt chân lên phiến đá giữa rừng suối Khe Hó. Với người lính Trường Sơn, việc có mặt nơi điểm mối đầu tiên trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại là vinh dự và tự hào”, cựu chiến binh Nguyễn Văn Tấn – nguyên bộ đội Trường Sơn xúc động. Lần trở lại Khe Hó hôm nay với ông là một kỷ niệm đặc biệt.

Trở lại lần này, ông Tấn dành thời gian ghé chân lại nhà ông Hồ So ở thôn Khe Hó. Sau giây phút ngỡ ngàng gặp lại người cùng chung nhiệm vụ năm xưa, hai người lính già trao nhau cái ôm chặt tình đồng chí, đồng đội. Hồ So là một trong những người Vân Kiều đầu tiên của thôn Khe Hó tham gia cách mạng khi mới 18 tuổi. Ngày đất nước hòa bình, ông làm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà, Bí thư Chi bộ thôn Khe Hó. Bước qua tuổi 76, Hồ So vẫn còn minh mẫn khi nhắc chuyện Trường Sơn. Bên cốc nước lá cây rừng, hai người lính già cùng nhắc lại những dấu mốc lịch sử của vùng đất này.

Năm 1959, Hồ So tham gia cách mạng, cùng bộ đội Trường Sơn mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí. Khe Hó thời điểm ấy nằm lọt thỏm giữa rừng rậm. Những năm 1956-1958, trước khi bí mật mở đường mòn 559, bà con bản Khe Hó đã cùng các lực lượng công an, bộ đội, giao liên lần tìm các lối mòn, nối liên lạc giữa miền Bắc với vùng chiến khu Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Từ đó chuyển công văn, báo cáo, chỉ thị vào ra các chiến trường khác. Khe Hó được “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (Đoàn 559) chọn làm nơi tập kết hàng hóa, đạn dược, khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 2011, Khe Hó – đa đim xut phát ca đưng dây 559 đưc B VH-TT&DL công nhn là di tích cp quc gia. Mi đây, Hi Truyn thng b đi Trưng Sơn đưng H Chí Minh Vit Nam đã có văn bn đ ngh UBND tnh Qung Tr cho phép đưc xây dng khu di tích ti Khe Hó mô phng mt lán tri ca b đi Trưng Sơn.

“Từ Khe Hó này, quân và dân ta đã vận chuyển hàng đi theo 3 đường chính: tuyến thứ nhất từ Khe Hó đến Khe Che, tuyến thứ 2 từ Khe Hó đến Vĩnh Ô, qua đường 9 và tuyến thứ 3 từ đây đi lên đường 20 – Hồ Chí Minh… Dù trên địa bàn có nhiều bản đồng bào dân tộc sinh sống, nhưng trong giai đoạn này, chỉ riêng người dân bản Khe Hó được biết về tuyến đường bí mật này và tham gia gùi lương tải đạn cho bộ đội”, Hồ So kể lại. “Lúc đó bộ đội về bản, nói chuyện với trưởng bản và bà con. Dân bản ai cũng đoàn kết một lòng đánh giặc cùng bộ đội. Phụ nữ thì gùi gạo, giúp bộ đội sàng sãy gạo. Dân bản hái được măng rừng, cây trái đều đem cho bộ đội. Người già nấu ăn giúp bộ đội, trẻ con làm liên lạc, thanh niên khỏe mạnh thì gùi đạn, súng, đi lấy lá tro về làm lán cho bộ đội ở, làm kho cất giấu vũ khí… Ban ngày lao động sản xuất, ban đêm gùi cõng hàng hóa, cùng bộ đội mở đường”, bà Hồ Thị Mụn – vợ Hồ So góp chuyện.

2.Ngồi cạnh người đồng đội già, ông Tấn chia sẻ: “Khe Hó ngày ấy có hơn 1.000 dân và chủ yếu là người Vân Kiều – Pa Cô, tuy đời sống kinh tế khó khăn, song họ lại rất nặng nghĩa tình. Bà con cùng bộ đội Đoàn 559 đoàn kết một lòng để tham gia tiếp lương tải đạn, bám đất, bám rừng tăng gia sản xuất nuôi bộ đội. Vì cách mạng chưa có việc gì dù là nhỏ nhất mà họ từ nan; không hiểm nguy nào khiến họ sờn lòng. Chính sự đoàn kết quân dân sắt son ấy đã làm nên thắng lợi, để Khe Hó là nơi bí mật, an toàn dẫu địa điểm này vẫn nằm ngay sát nách địch”.

Từ điểm cắm mốc đầu tiên ở Khe Hó, từ những bước lặng lẽ soi lối mở đường đầu tiên, những người lính Trường Sơn như ông Tấn, ông So và hàng trăm ngàn chiến sĩ khác trên mọi miền Tổ quốc đã thiết lập nên tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự dài hàng trăm ki-lô-mét trong điều kiện địa hình bị chia cắt và kẻ thù ngăn chặn quyết liệt để làm nên một tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)