Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nơi góc phố Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng chm thu, tiết tri Sài Gòn se lnh. Tôi ro bưc do quanh khu vc H Con Rùa, qua các đưng Mc Đĩnh Chi, Trn Cao Vân, Nguyn Văn Th… Gia dòng ngưi sang trng, ăn mc bnh bao ngi các quán bên đưng nhâm nhi tách cà phê hay ăn sáng đ bt đu cho mt ngày mi. Len li trong dòng ngưi này chúng tôi cũng d dàng bt gp nhng anh đánh giày trc t tun mưu sinh nơi góc ph.

Anh Minh t mn đánh giày cho khách

Một cái nghề “hạ đẳng” chuyên làm sạch, đẹp cho đôi chân người khác mà không phải ai cũng làm được. Vậy mà các anh đã trải qua hơn 20 năm trong nghề, như anh Minh, anh Dũng mà tôi bắt gặp trong gần mười triệu dân đang sinh sống ở Sài Gòn.

20 năm vn chy tt!

Không lành lặn như những thanh niên khác, hằng ngày anh Minh (ngụ quận 12) phải lặn lội khắp khu vực Hồ Con Rùa để tìm kế sinh nhai. Minh sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở miền Trung, cha mất sớm để lại cho mẹ 3 đứa con thơ dại. Khi cuộc sống vẫn chưa ổn định và nỗi đau cha mất chưa lắng xuống thì Minh không may bị ngã bệnh, đôi chân anh cũng từ đó mà yếu đi, không được như những bạn bè cùng trang lứa. Túng quẫn, bế tắc trước sự nghèo khó của gia đình, Minh bỏ quê vào Sài Gòn từ năm lên 7 (1996). Qua ngần ấy thời gian đến nay, anh đã trải qua rất nhiều nghề khác nhau như dọn vệ sinh, nhặt ve chai… nhưng những công việc đó chỉ “tạm bợ”. Chỉ có cái duyên với nghề đánh giày mới “cuốn hút” anh cho đến tận bây giờ.

Tôi hỏi anh vì sao chọn nghề này, Minh đượm buồn nói: “Mình bị tật như vậy đâu ai mướn. Vả lại giấy tờ thì không có. Học hành thì không. Thôi thì cứ chọn đại cái nghề miễn sao sống được, vừa nhẹ đầu óc. Vậy là ngon lành rồi”.

Vậy mà thấm thoát cũng 20 năm Minh đã vui buồn, sướng khổ với nghề đánh giày trên các ngả đường, góc phố Sài Gòn. Với Minh, công việc này không thể giúp cuộc sống anh giàu sang nhưng ít nhất nó đảm bảo mình không chết đói trên mảnh đất phồn hoa, đô hội này. “Sài Gòn dễ sống mà. Làm cái nghề “hạ đẳng” như mình mà cũng sống tốt, sống khỏe suốt 20 năm qua, bạn không thấy đó sao. Đầu óc cũng nhẹ tênh mỗi tối về phòng trọ ngả lưng xuống chiếu”, Minh lạc quan nhìn về tương lai.

Không chỉ lo cho bản thân mà Minh còn luôn lo nghĩ cho người khác. Chính vì lẽ đó mà dù sắp bước sang tuổi tứ tuần nhưng Minh vẫn còn độc thân. “Cưới vợ sợ khổ, vì mình không lo được cho người ta”, phút hiếm hoi Minh quan niệm về cuộc sống. Dù độc thân nhưng Minh chưa bao giờ cô đơn ở Sài Gòn. Bởi sự nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ cho người khác nên anh có “lớp” bạn “chia ngọt sẻ bùi” mỗi khi bệnh tật, cô đơn. Chính chữ tín và sự trung thực đã giúp anh tồn tại với nghề đánh giày hơn 20 năm qua. “Từ lúc hành nghề, tôi chưa bao giờ làm cho giày khách bị hư. Nếu đôi nào đắt tiền hay khó đánh thì tôi từ chối, vì sợ làm hư giày khách rồi không có tiền đền”, Minh tiết lộ bí quyết giữ nghề. Bên cạnh sự cần cù, chịu khó thì khách tìm đến Minh để đánh giày vì cho rằng Minh có “tâm” với nghề. “Một đôi giày tôi đánh khoảng 5 phút. So với đồng nghiệp thì có lẽ tôi làm việc này chậm hơn. Nhưng bù lại tôi đánh tỉ mỉ, nâng niu gót chân cho khách chứ không “làm qua loa” để lấy tiền. Vì lương tâm không cho phép tôi làm điều đó”, Minh thổ lộ.

Trong vòng tay ca s bao dung

Thong th đánh nhng đôi giày cho khách, anh Trn Dũng đã sng vi ngh hơn 20 năm qua

Cùng cảnh ngộ với Minh, anh Trần Dũng (quận Bình Thạnh) cũng gắn bó với nghề này từ khi là một đứa bé chưa lên 10. Ban đầu, khi mới bước chân vào nghề, anh Dũng gặp rất nhiều khó khăn vất vả, từ tay nghề cho đến địa bàn hoạt động của mình. Anh cho biết: “Lúc mới vào nghề đánh giày, không có khách. Có khi đi cả buổi chỉ có một hai đôi. Mỗi đôi phải đánh đi đánh lại hơn nửa tiếng. Khi buông đôi giày ra thì tay mỏi muốn rớt ra ngoài”. Đâu phải có chuyện này, anh còn bị ăn hiếp vì bị cho là “giành giật” chén cơm của người khác. Nhưng vì lòng kiên trì, nhịn nhục, chịu thương chịu khó đến nay công việc của anh đã tạm ổn. Giờ mỗi buổi sáng, anh kiếm khoảng 200.000-300.000 đồng.

Khác với Minh, một điều mà khách hàng đánh giày khâm phục ở anh Dũng đó là một người chồng luôn thương yêu, lo lắng cho vợ. Anh gặp chị năm 25 tuổi. Ngày ấy, chị là một người bán vé số, lớn hơn anh 7-8 tuổi. Lấy chị, gia đình anh không đồng ý vì chị lớn hơn anh nhiều tuổi. Nhưng anh thương bởi vì đồng cảnh ngộ nghèo khó, sống bám vào lề đường, góc phố… Mặt khác, chị cũng không cha mẹ, người thân, cộng thêm tính tình hiền lành, thật thà, chất phác nên anh thấy thương và quyết tâm thuyết phục gia đình để về sống với chị. Dù kết hôn hơn đã 10 năm, hai vợ chồng không có con nhưng anh vẫn rất yêu thương và chăm sóc cho vợ. Nói chuyện với tôi mà anh luôn miệng khen ngợi sự đảm đang, chịu khó của vợ. Dù hiện tại, cuộc sống của vợ chồng anh không giàu có, dư giả nhưng hơn rất nhiều người. “Mình nghèo nhưng hạnh phúc còn hơn những người giàu có mà vợ chồng lục đục”, anh giản đơn quan niệm về cuộc sống. 

Làm cái nghề “hạ đẳng” này thì làm sao tránh khỏi những lúc chạm phải đắng cay, tủi nhục. “Bị khách khinh thường, hành hạ bắt đánh đi đánh lại đôi giày năm bảy lần là chuyện thường ngày ở huyện. Đôi khi một vài vị khách vẫn nghĩ bỏ tiền ra là có quyền”. Những lúc rơi vào trạng thái này, Dũng thường “ngụy biện” cho số phận: “Cuộc đời của mình vì không may sinh ra nhằm chỗ nghèo khó chứ không ai muốn cuộc sống như vậy”. Nỗi buồn đó với anh rồi cũng nhanh chóng trôi qua. Ngày mới lại đến, anh tiếp tục cuộc hành trình trên những góc phố, con đường: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Văn Thủ, Trần Cao Vân, Hai Bà Trưng… để tiếp tục làm công việc mình đã chọn và sống với nó hơn 1/5 thế kỷ qua. Anh nói: “Kỷ niệm vui của tôi hả? Có chứ, nhiều nữa là đằng khác. Có lần tôi gặp một vị khách Tây, đánh giày xong cho anh 100 đô và mời đi uống nước. Tôi không lấy nhưng đó là tấm lòng của họ nên mình không thể từ chối. Cũng không ít khách quen thân, dăm ba ngày là đến gặp tôi và đưa giày cho đánh. Họ rất tôn trọng mình. Có lẽ cái tình của người sống ở Sài Gòn là vậy”. Vì lẽ đó mà những chuyện buồn trong cuộc sống cũng nhanh chóng “xóa” khỏi trí nhớ của anh.

Những ngày lê la ở đây, tôi cũng được nghe khá nhiều về những “thanh niên” làm nghề đánh giày. “Anh này đánh giày hơn 20 năm rồi, có vợ luôn rồi. Chị thấy ảnh cũng hiền lành, tốt bụng, biết giúp người”, lời chị chủ quán nước trên đường Mạc Đĩnh Chi như khẳng định “thương hiệu” người đánh giày tên Dũng ở đây. Đó cũng là lý do vì sao anh Trần Dũng vẫn sống tốt, sống khỏe với nghề đánh giày suốt hơn 20 năm qua…

Cuộc sống nơi hẻm nhỏ, ngõ nhỏ, góc phố Sài Gòn là thế. Có lúc khiến người ta lạc lối, bất lực nhưng rồi những tấm lòng bao dung của người Sài Gòn lại mang đến màu hồng. Để những người làm nghề “hạ đẳng” tiếp thêm niềm tin, sự lạc quan mạnh mẽ bước đi về phía trước.

Kiu Khánh

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)