Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nói không với bạo lực học đường: Nói dễ, làm khó

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm học 2010 – 2011, ngành giáo dục có thêm một chủ đề mới là “Nói không với hành vi bạo lực”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường thực hiện trong năm học mới này.
Theo đó, các trường sẽ tổ chức đợt sinh hoạt đầu năm học trong phạm vi lớp học, trường học, địa phương về chủ đề này nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về việc kiên quyết phê phán, bài trừ hành vi đánh nhau. Bộ GD-ĐT đặc biệt nhấn mạnh phải “huy động sức mạnh của xã hội” trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và chính quyền địa phương để quản lý, phòng chống những tác động xấu của trò chơi trực tuyến đối với học sinh.
Mới đây, tại buổi làm việc về tình hình chuẩn bị khai giảng năm học mới giữa Sở GD-ĐT TPHCM và UBMTTQ TP, nhiều quận huyện đã bày tỏ lo ngại về vấn nạn bạo lực học đường sẽ tiếp tục tái diễn trong năm học mới. Bởi hiện nay, các điểm internet, game online vẫn đang “bủa vây” khuôn viên trường học nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp kiên quyết và xử lý triệt để. Mặt khác, nhiều hiệu trưởng, giáo viên bày tỏ lo ngại, dường như nhà trường đang “lẻ loi” trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Nhà trường cũng thiếu sự chung vai, chia sẻ của các lực lượng công an, dân quân tự vệ trong việc kiểm soát và ngăn chặn hành vi bạo lực ngoài cổng trường.
Nội dung môn giáo dục công dân – môn được xem là giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh lâu nay vẫn còn là những dòng chữ khô khan, thiếu thực tế và chưa thể giúp học sinh trang bị kỹ năng sống, hoàn thiện đạo đức, nhân cách. Nhiều đại biểu UBMTTQ cho rằng, chương trình học hiện nay quá nặng về “dạy chữ”, nhẹ “dạy người” chính là nguyên nhân gốc khiến bạo lực học đường cứ tiếp diễn.
Trước đó, ngành giáo dục đã có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, nhưng thực tế cho thấy tinh thần của khẩu hiệu này đến nay vẫn chưa được thực hiện triệt để. Bằng chứng là năm học nào cũng có hội chứng chạy đua thành tích giữa các lớp, các trường, các địa phương. Các mùa thi, tuyển sinh vẫn còn đâu đó nạn quay cóp… Mong rằng việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu hoặc chỉ là cam kết suông mà cần thể hiện ở những hành động thiết thực
NGUYỄN THỦY / SGGP
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)