Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nói không với túi ni-lông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Túi ni-lông phát huy nhiu thế mnh ca mình trong vic mua bán, trao đi hàng hóa. Tuy nhiên, nó cũng là mt trong nhng th phm gây ô nhim môi trưng nng đang cn đáng báo đng…

Ngưi tiêu dùng quá lm dng túi ni-lông trong vic mua bán, trao đi hàng hóa

Túi ni-lông “ph sóng” khp nơi

Không chỉ có mua thức ăn ngoài chợ hay siêu thị mà vào các tiệm thuốc tây, tạp hóa, cái gì cũng được cho vào túi ni-lông vì tính tiện lợi của nó. Nếu trước đây hàng hóa, thực phẩm gói lá có thể bị rách, bị ướt khi mắc mưa hay rơi xuống nước thì túi ni-lông đã khắc phục được những nhược điểm cố hữu đó. Không chỉ có hàng hóa nhiều mà ngay cả những món hàng nhỏ như 1 vỉ thuốc, 1 hộp kem đánh răng cũng được người bán “khuyến mãi” một bịch ni-lông để đựng hàng. Có thể thấy đi chợ mua bao nhiêu món hàng là có bấy nhiêu túi ni-lông mang về. Chính vì thế mà túi ni-lông sau khi sử dụng đã tham gia vào đội quân rác thải sinh hoạt càng ngày càng đông. Chưa bao giờ túi ni-lông lại có mặt và “phủ sóng” ở khắp nơi như vậy. Bất kỳ con đường, bãi rác nào hay công viên nào túi ni-lông cũng được vứt xuống một cách bừa bãi nằm phơi mưa phơi nắng từ ngày này qua tháng khác.

Bà Văn, ngụ ở P.2, Q.Bình Thạnh mỗi lần đi chợ về bà “thu hoạch” được hàng chục túi ni-lông: “Mua thịt mua cá cũng đựng trong bịch ni-lông, đến mua đồ khô như cá, mực cũng cho vào bịch. Có nơi người bán còn cẩn thận hơn cho hàng hóa vào 2 bịch cho chắc ăn vì thế trong giỏ rác đi chợ về, bịch ni-lông còn nhiều hơn cả rác khác”. Chị Mai, tiểu thương bán tạp hóa ở chợ Căn Cứ, Q.Gò Vấp cho biết: “Túi ni-lông rất tiện lợi nếu trước đây giá mắc nhưng bây giờ rẻ như cho. Mỗi ký chỉ 30 ngàn đồng tha hồ xài”.

Hãy nói không vi túi ni-lông

Một nguyên nhân khác làm cho túi ni-lông liên tục bị lạm dụng là do hiện nay các cơ sở thu mua và tái chế phế liệu cũng không còn “nhập” túi ni-lông như trước đây nữa. Vì vậy những người trong đội quân thu lượm ve chai cũng rất thờ ơ khi gặp túi ni-lông bay phất phơ giữa đường. Bây giờ họ chỉ mặn mà với các loại vỏ chai nhựa, thùng giấy vì bán có giá trị hơn nhiều. Túi ni-lông phế thải đã trở thành “đứa con bị từ chối” lúc nào không hay. Nỗi khổ này cuối cùng đặt lên vai những người đi thu gom rác vì rác túi ni-lông đem đến bao phiền lụy cho các công ty dịch vụ vệ sinh môi trường.

“Nếu mi ngưi có ý thc hn chế ti đa vic dùng túi ni-lông mi ln đi ch hay mua hàng là cũng đ to nên s thay đi ln đi vi môi trưng. Hành đng bo v môi trưng không phi là cái gì to tát mà ch qua vic thc hin nhng vic nh nht nht, trong đó có thay đi thói quen dùng túi ni-lông” – bà Nguyn Th Kim Ngân, đi din Ban qun lý ch Bà Chiu nhn mnh.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thì mỗi ngày người dân thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi ni-lông đã qua sử dụng. So với các loại rác khác thì túi ni-lông là loại rác khó xử lý nhất vì khó phân hủy nếu đốt lại càng gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng hơn. Hiện nay cũng chưa có ai thống kê được chính xác bao nhiêu phần trăm của con số khổng lồ này được tái chế rồi trở lại thị trường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tự nhiên. Vì thế, nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi ni-lông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác ni-lông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

Trước thực trạng này, UBND TP.HCM vừa có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni-lông trên địa bàn TP, chỉ thị sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20-9. Theo đó, người dân không thải túi ni-lông ra đường phố, khu vực công cộng, cống rãnh, kênh rạch; Không tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni-lông. Giao Sở Công thương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni-lông. Nghiên cứu hình thức chế tài đối với các tổ chức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại) không xây dựng kế hoạch giảm sử dụng túi ni-lông. Việc từ bỏ một thói quen rất khó nhất là thói quen đó rất tiện lợi đối với người tiêu dùng. Lời khuyên hay nhất đối với các bà nội trợ là hãy tập thói quen mang giỏ đi chợ để mua hàng, nếu cần thiết mang theo hộp nhựa hoặc túi để mua các thực phẩm riêng. Không cần thiết thực phẩm nào cũng cần đến túi ni-lông và nếu cần thì bỏ chung các loại vào một túi để hạn chế số lượng ở mức tối thiểu. Muốn thực hiện được điều này chính quyền địa phương và các cấp quản lý cần có biện pháp tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường khuyến cáo người tiêu dùng bằng cách hạn chế và nói không với việc dùng túi ni-lông trong thời gian tới. Bên cạnh đó các tiểu thương, người bán hàng trong siêu thị, chợ truyền thống cũng hạn chế việc dùng túi ni-lông một cách quá hào phóng như hiện nay.

Bài, nh: Hương Thy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)