Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nỗi lo an toàn thực phẩm!

Tạp Chí Giáo Dục

t ngâm mui không ch là cách đưc dùng đ bo qun, d tr t mt cách lâu dài, đây còn là món ăn đi kèm khoái khu đưc nhiu ngưi ưa thích vi v cay cay, nng nng và hơi mn. Tuy nhiên nhiu chuyên gia khuyến cáo vic ngâm t phi đm bo nhng quy tc an toàn v sinh thc phm mt cách nghiêm ngt bi t là loi d b nhim đc t. Nếu s dng nhng loi t ngâm đã nhim đc thì nguy cơ nh hưng đến sc khe ca ngưi tiêu dùng là rt ln, thm chí có th dn đến ung thư.

Cơ quan chc năng kim tra phát hin cơ s sn xut ngâm mui mt an toàn v sinh thc phm nghiêm trng

Phát hin cơ s sn xut t ngâm vi côn trùng

Ngày 22-8, Đội Quản lý an toàn thực phẩm số 8 (quận 6, quận 8, huyện Bình Chánh) thuộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt ngâm muối tại phân xưởng thuộc Doanh nghiệp tư nhân Sơ chế nông sản xuất khẩu Chí Cường (địa chỉ 7A/253-254-255 ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh,
TP.HCM). Tại đây lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, tại thời điểm kiểm tra đoàn kiểm tra ghi nhận cơ sở đang thực hiện ngâm ớt bằng nước muối trong các bể chứa được xây dựng bằng xi măng và được nén bằng các thùng phuy. Trong quá trình kiểm tra đoàn phát hiện cơ sở này đang tiến hành sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, thành hồ xi măng ngâm ớt cáu bẩn, đen kịt, không được vệ sinh thường xuyên, nước trong hồ có màu đen, sủi bọt và có nhiều xác chết của các loại côn trùng như ruồi, gián, cào cào. Do được sản xuất trong điều kiện thiếu vệ sinh, thiếu kỹ thuật nhiều trái ớt đã bị úng vữa bốc mùi hôi khó chịu.

Theo lực lượng chức năng, bên cạnh những vi phạm trên, cơ sở sản xuất này còn bị phát hiện nhiều sai phạm khác như: khu vực sản xuất không tách biệt với môi trường xung quanh và tách biệt giữa các khu vực chế biến thực phẩm; không có phương tiện phòng chống côn trùng và động vật gây hại (có nuôi chó trong khu vực chế biến); dụng cụ nén thực phẩm (thùng phuy, khối bê tông) trong tình trạng cáu bẩn, thiếu chế độ vệ sinh định kỳ; khoảng 20 tấn sản phẩm thành phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ nhưng không có ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã tiến hành lấy các mẫu để kiểm nghiệm, ghi nhận số lượng khai báo khoảng 30 tấn ớt muối sơ chế và 20 tấn ớt muối thành phẩm. Đoàn đã lập biên bản đồng thời yêu cầu chủ cơ sở hoặc người đại diện được ủy quyền theo pháp luật đến làm việc tại Đội Quản lý an toàn thực phẩm số 8 vào ngày 28-8 tới.

Nguy cơ ng đc cao

Một cán bộ thuộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, ớt là loại gia vị dễ nhiễm khuẩn, nhiễm độc dù là ớt tươi hoặc ớt khô, hoặc đã được sơ chế. Cụ thể như trong trường hợp ớt đã được phơi khô nếu bị nấm mốc dễ nhiễm phải độc tố aflatoxin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Trong trường hợp ớt tươi nếu người dùng bảo quản, chế biến không đúng cách cũng dẫn đến dễ nhiễm độc tố từ bên ngoài. Đối với trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất ớt ngâm muối với số lượng lớn trong tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm như trên, người này cho biết thêm, trước mắt cần chờ các kết quả xét nghiệm để xác minh các mẫu vật thu được có nhiễm khuẩn hay không, nhiễm những loại vi khuẩn nào. Tuy nhiên, có thể khẳng định nguy cơ nhiễm khuẩn là rất lớn.

Trưc nhng nguy cơ ng đc cao, bà Phm Khánh Phong Lan – Trưng ban Qun lý an toàn thc phm TP.HCM khuyến cáo, ngưi tiêu dùng nên ch đng bo v sc khe ca mình và gia đình bng cách la chn nhng sn ph nhng cơ s quen, có uy tín, có đy đ các thông tin v thành phn cũng như ngày sn xut, hn s dng, tránh ham r mua nhng sn phm trôi n bên ngoài.

“Bản thân ớt là loại dễ nhiễm độc nếu bảo quản và chế biến không đúng cách, trong khi cơ sở sản xuất trong điều kiện cáu bẩn, không được vệ sinh, nước muối ngâm ớt đen kịt lẫn nhiều xác động vật… tất cả những yếu tố đó tạo nên hàng đống vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ớt… Nếu người tiêu dùng ăn phải thì sẽ dẫn đến những nguy cơ nhiễm độc về đường tiêu hóa. Độc tố đó có thể không bộc lộ ngay sau khi ăn nhưng sẽ tích tụ trong cơ thể về lâu về dài, gây ra nhiều căn bệnh đe dọa đến sức khỏe” – vị cán bộ này nhận định.

Trước những nguy cơ ngộ độc cao, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo, người tiêu dùng nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình bằng cách lựa chọn những sản phẩm ở những cơ sở quen, có uy tín, có đầy đủ các thông tin về thành phần cũng như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tránh ham rẻ mua những sản phẩm trôi nổi ở bên ngoài. Bên cạnh đó, khi sử dụng sản phẩm tại các cửa hàng, quán ăn nếu nhận thấy ớt có những dấu hiệu bất thường như úng, hư hỏng, xuất hiện nấm mốc, có mùi hôi hoặc có các bọt khí nổi lên, đổi màu… thì không nên tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, đối với những gia đình có bảo quản tích trữ các loại ớt ngâm tại gia nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của thực phẩm. Trong tình huống hết hạn sử dụng, hoặc nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì không nên chỉ bỏ những trái bị hư hỏng, nên bỏ toàn bộ sản phẩm vì lúc này độc tố vẫn còn tồn tại.

Dương Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)