Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗi lo kênh, rạch bị “xóa sổ”

Tạp Chí Giáo Dục

San lp, ln chiếm kênh rch thu hp dòng chy vn còn tiếp din ti mt s qun, huyn ca TP.HCM. Đây là nguyên nhân chính dn đến tình trng ngp úng các tuyến đưng, khu dân cư vào các đt triu cưng.

Nhánh kênh Rch Đa b ln chiếm xây kè bo v làm thu hp dòng chy

“Nhiều đoạn kênh, rạch, cống xả “mất tích” chỉ sau một đêm do các công trình xây dựng san lấp, trong đó có nhà dân và cả các dự án lớn”, một thanh tra viên Sở Xây dựng TP.HCM cho biết. Thanh tra Sở Xây dựng TP cũng thừa nhận việc lấn chiếm kênh, rạch để lại hậu quả nặng nề đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trên khu vực. Cụ thể là tình trạng ngập nặng vào những đợt triều cường. Qua kiểm tra, có rất nhiều kênh, cống thoát nước đã “mất tích”, trong số đó có không ít đoạn đã bị nhà dân xây đè lên.

Một trong những con rạch bị “bức tử” khiến người dân phải khổ sở là rạch Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh). Con rạch này là ám ảnh của người dân bởi mùi hôi thối từ rác, rác ken kín mặt nước, thêm tình trạng lấn chiếm nên dòng chảy bị thu hẹp. Những ngày mưa hoặc triều cường, người dân phải sống chung với rác. 

Không khá hơn, rạch Văn Thánh cũng trong tình trạng “chết” do người dân xả rác gây ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy, đáng nói là tình trạng cơi nới, lấn chiếm hành lang rạch từ nhiều năm vẫn còn tiếp diễn. Ông Nguyễn Văn Phấn (ngụ P.1, Q.Bình Thạnh) cho biết, ngày trước, thanh niên chúng tôi còn ra rạch này câu cá. Lúc bấy giờ con rạch rộng và sâu, nước không đen ngòm như bây giờ, cá nhiều vô kể. Còn bây giờ, những ngày nắng gió mùi hôi cứ xộc vào mũi chẳng khác nào sống bên điểm tập kết rác. 

Tại Q.7, rạch Bàng được xem là rạch chính thoát nước trên địa bàn nhưng từ lâu dòng chảy bị “bức tử” do xây cất lấn chiếm, đáng nói trong đó có các dự án nhà cao tầng mới xây dựng. Bà Nguyễn Thị Hai, ngụ trên đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7 nhớ lại: Khoảng 10 năm trước, chèo xuồng từ bờ này sang bờ kia mỏi cả tay, bây giờ chiều rộng chỉ còn 2/3, thậm chí có đoạn chỉ còn 1/3. Nguyên nhân thu hẹp dòng kênh, theo bà Hai là do công trình xây dựng lấn chiếm, xây kè bảo vệ dự án của các nhà đầu tư.

Cách đó không xa, Rạch Đỉa (huyện Nhà Bè) và các nhánh rạch này cũng đang trong tình trạng “thoi thóp”. Từ cầu Rạch Đỉa 1 chạy dọc theo đường Lê Văn Lương trước đây có một con rạch dài hơn 300m, tuy nhiên gần đây đã bị “xóa sổ” một đoạn do các hộ dân xây dựng nhà san lấp, bịt kín dòng chảy, đoạn còn lại cũng đang bị lấn chiếm, rác thải ứ đọng gây ô nhiễm nặng.

Theo thống kê, TP.HCM có khoảng 900km tổng chiều dài của hệ thống kênh rạch, tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Bảy (chuyên gia xử lý nước thải Công ty TNHH MTV Long Bình) thì con số này đã giảm đi rất nhiều. Ông Bảy cũng cho biết, hiện một số dự án lấn chiếm kênh rạch, xây barie chắn đường ra sông rạch nhưng không bị xử lý, thậm chí có dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ 10-15 năm trước. “Không mạnh tay xử lý các công trình, nhà tạm vi phạm lấn chiếm kênh rạch trong thời điểm này chắc chắn kênh rạch sẽ bị thu hẹp hơn nữa trong thời gian tới”, ông Bảy nói.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong khoảng 10 năm trở lại đây, TP có gần 40 kênh rạch; hàng trăm cửa xả bị lấn chiếm, xóa sổ hoàn toàn. Ông Lê Hòa Bình – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, TP có 41 trường hợp lấn chiếm kênh rạch nhưng chỉ có 6 trường hợp bị xử lý. Ông Bình cũng cho biết, sở đang phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan kiểm tra hiện trường và có biện pháp xử lý.

T.Anh

Bình luận (0)