Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗi lo… sinh vật ngoại lai

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong nhng năm qua, các loài sinh vt ngoi lai đã xâm nhp vào nưc ta bng nhiu con đưng khác nhau, trong đó có không ít loài gây hi. Vi tc đ phát trin nhanh, s xut hin ca nhiu loài sinh vt ngoi lai xâm hi như: c bươu vàng, rùa tai đ… và gn đây nht là tôm hùm đt đã gây ra nhng tác hi trưc mt và lâu dài.

Tôm hùm đt và c bươu vàng, nhng sinh vt có hi vi môi trưng sng sinh vt trong nưc. Ảnh: I.T

Hệ lụy dễ nhận thấy nhất từ tình trạng mất kiểm soát sinh vật ngoại lai là môi trường sống của các loài sinh vật bản địa bị đe dọa, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, số sinh vật ngoại lai xâm nhập vào nước ta trong thời gian qua đang có chiều hướng gia tăng. Còn nhớ, vào những năm 1990, xuất hiện trào lưu nhập cá trê phi, ốc bươu vàng về Việt Nam với mong muốn tạo ra giống vật nuôi mới. Những lợi ích kinh tế trước mắt như: Tăng trọng, sinh sản nhanh khiến cho nhiều người không lường hết được tác hại tiêu cực của những loài sinh vật ngoại lai này. Sau khi được nhập về, cá trê phi trở thành loài thủy sản được nuôi phổ biến. Tuy nhiên, với đặc tính phàm ăn, khi nuôi cá trê phi, hầu như các loài sinh vật khác đều bị tấn công, ăn thịt, môi trường sinh thái mất cân bằng. Cũng với mong muốn tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho người và động vật, ốc bươu vàng đã được đưa vào nuôi đại trà tại nhiều đồng ruộng, ao hồ của nước ta. Tốc độ sinh sản nhanh tỷ lệ thuận với mức độ tàn phá các loài thực vật xung quanh môi trường sống của chúng, nhất là với cây lúa, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng, gây thiệt hại lớn đối với người nông dân. Điều đáng lo là thời gian qua, ở một số địa phương xuất hiện thương lái thu mua ốc bươu vàng với giá cao. Không ít người chỉ vì món lợi trước mắt đã nhân giống nuôi, vô tình tiếp tay cho loài sinh vật gây hại nguy hiểm này phát triển tràn lan, khó kiểm soát.

Những năm qua, trong khi ở nhiều nơi, người dân đang phải gánh chịu những hệ lụy từ ốc bươu vàng, cá trê phi, rùa tai đỏ… thì mới đây, ở một số địa phương lại xuất hiện “phong trào” buôn bán, sử dụng tôm hùm đất. Do nguồn cung từ biên giới khá dồi dào, lợi nhuận cao nên không ít thương lái đã bỏ ra một số tiền lớn đầu tư buôn bán tôm hùm đất. Tôm hùm đất đã xuất hiện ở các khu chợ truyền thống ở một số địa phương, đặc biệt được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, chợ online với giá từ 300.000-350.000 đồng/kg.

Vừa qua, các chuyên gia, nhà khoa học ở các lĩnh vực môi trường, nông nghiệp ở nước ta đã có chung nhận định: Tôm hùm đất đào hang rất giỏi nên sẽ phá hoại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virus gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người. Trước đó, Bộ NN&PTNT đã có dự án nuôi nghiên cứu khảo nghiệm tôm hùm đất và kết luận: đây là loài tôm nuôi nguồn gốc ngoại lai có hiệu quả kinh tế không cao và có tập tính gây hại. Do đó, tôm hùm đất không được đưa vào danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Trước sự phát triển và tốc độ lan rộng của nhiều loài sinh vật ngoại lai xâm hại thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có một số biện pháp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát, tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn. Đáng quan ngại là, có không ít sinh vật ngoại lai xâm hại đã được du nhập vào nước ta một cách có chủ ý với số lượng lớn. Do không được kiểm soát chặt chẽ, có những chế tài xử lý nghiêm khắc nên đã xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 đã có một số quy định về quản lý sinh vật ngoại lai. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, việc hạn chế sự du nhập các loài sinh vật ngoại lai xâm hại vẫn chưa được tiến hành triệt để. Nhằm ngăn ngừa, kiểm soát có hiệu quả đối với các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý chặt chẽ “đầu vào” các loài sinh vật ngoại lai cần áp dụng có hiệu quả những công trình khoa học để có thể hạn chế sự phát triển nhanh của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

Trong khi chờ đợi những giải pháp từ các cơ quan chức năng phát huy hiệu quả, biện pháp tốt nhất trước mắt vẫn là nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai gây hại.

Bùi Tun Minh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)