Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nỗi niềm hướng dẫn viên du lịch!

Tạp Chí Giáo Dục

ng dn viên du lch là mt ngh thú v vì đưc đi khp mi nơi đ giúp du khách khám phá đim đến hp dn. T nghng dn viên du lch, nhiu ngưi đã thành công khi có công vic phù hp vi năng lc, tha đam mê. Tuy nhiên, nghng dn viên du lch cũng có nhng khó khăn, cht cha nhng ni nim mà ít ai đưc biết.


Anh Thành, ch
Mai (th nht, th hai t phi sang) và anh Hiếu (bìa trái) đưc tng hoa trong bui ta đàm do S Du lch TP.HCM t chc

Biến th thách thành cơ hi

Gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch nội địa hơn 12 năm, đối với anh Lê Vũ Thành (hướng dẫn viên Lữ hành Saigontourist) đó là thời gian không dài nhưng đã giúp anh trưởng thành hơn và kiên định với nghề nghiệp.


Anh Lê Vũ Thành (hư
ng dn viên L hành Saigontourist) đang gii thiu đim đến cho du khách

Anh Thành kể, lúc mới vào nghề do chưa có nhiều kinh nghiệm nên anh rơi vào những trường hợp khó đỡ. Trong một lần dẫn khách đi tour Phan Thiết, đó cũng là lần đầu tiên anh trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực sự sau quãng thời gian thực tập. Sau khi nhận khách và bắt đầu hành trình của chuyến đi, anh bắt đầu thực hiện những bước chào khách và giới thiệu những nơi khách sẽ đến. Cứ tưởng mọi thứ sẽ diễn ra như lý thuyết đã chuẩn bị thì khách lại yêu cầu anh giúp họ nhiều thứ linh tinh. Do chưa khéo léo nên anh đã đáp ứng hết mọi thứ cho họ và cảm thấy công việc rất nặng nề. “Có lần, tôi đã mua rất nhiều đồ ăn, nước uống từ nơi xuất phát đến điểm đến cho khách. Tới nơi tôi mới thấy ở đây người ta bán không thiếu thứ gì, thậm chí còn rẻ hơn chỗ tôi mua. Sau lần đó, tôi rút ra được kinh nghiệm mình không nên tạo ra quá nhiều việc làm khó mình. Những điều đó đã giúp tôi chững chạc hơn để gắn bó với nghề cho đến nay”, anh Thành chia sẻ.

Theo anh Thành, nghề hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có tính nhẫn nại, kiên trì. Bởi mỗi chuyến đi, hướng dẫn viên phải phục vụ đoàn khách hàng chục người, mỗi khách có mỗi tính cách khác nhau. Để khách du lịch hài lòng, người hướng dẫn cũng phải có nhiều kiến thức, kỹ năng. “Tôi luôn tâm niệm, làm hướng dẫn viên du lịch phải đặt cái tâm vào nghề và xem khó khăn là cơ hội để mình trưởng thành hơn. Có như vậy chúng ta mới được khách hàng yêu quý và tin tưởng”, anh Thành chia sẻ.

Không ngng hc hi

Nói về hành trình để trở thành một hướng dẫn viên inbound (trong nước) lẫn ourbound (ngoài nước) kỳ cựu với kinh nghiệm làm nghề hơn 20 năm, anh Trần Trung Hiếu (hướng dẫn viên TST Tourist) vẫn nhớ rất rõ một thời đầy khó khăn, thử thách. Anh Hiếu cho biết, lúc mới vào nghề anh cảm thấy rất “sợ” công việc vì bị say xe, ói, không đủ sức khỏe để dẫn khách đi hết hành trình. Nhờ sự động viên, chia sẻ và bản thân anh cố gắng đã khắc phục được khuyết điểm. Tuy nhiên, anh gặp cái khó nữa là làm sao để có nhiều kiến thức để cung cấp cho khách du lịch hiểu về điểm đến. Đối với anh, một bài thuyết minh không chỉ cung cấp thông tin mà còn phải giúp du khách cảm nhận và đúc kết được giá trị. Nhờ khả năng học hỏi, anh dần dần trở thành một hướng dẫn viên du lịch được du khách rất yêu thích.


Anh Tr
n Trung Hiếu (hưng dn viên TST Tourist, áo cam, hàng ngi) chp hình lưu nim cùng du khách

Anh Hiếu cho rằng, trong quá trình làm nghề có những sự cố xảy ra nằm ngoài năng lực cá nhân, nếu chúng ta giải quyết thành công thì tốt, nếu chưa được hãy xem đó là bài học. “So với hướng dẫn viên du lịch inbound và ourbound có nét tương đồng là đều hướng dẫn cho du khách. Nhưng khác ở chỗ là hướng dẫn viên ourbound phải biết ngoại ngữ, xử lý sự cố ở nước ngoài. Nếu ở trong nước, du khách mất giấy tờ có thể thuê xe chở về khách sạn thì ở nước ngoài, khách mất hộ chiếu phải đi trình báo, giải quyết rất phức tạp. Nhiều người nghĩ làm hướng dẫn ourbound sướng vì đi được nhiều nước trên thế giới nhưng thật ra càng đi càng gặp khó khăn và phải giải quyết nhiều vấn đề trong chuyến đi. Khi gặp khó khăn như vậy và giải quyết được chúng ta sẽ thấy những điều đó chỉ là những tình huống bình thường mà nhiều người gặp phải. Vậy nên, nếu yêu thích nghề hướng dẫn viên, chúng ta cứ chọn. Cứ mạnh dạn, sống hết mình với đam mê, mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua”, anh Hiếu gửi gắm.

Thành công vi la chn

Là một cô gái, đối với chị Đinh Thị Thanh Mai (hướng dẫn viên inbound và ourbound tự do) là sự trải nghiệm tuyệt vời. Chị Mai đến với nghề hướng dẫn viên lúc chị 18 tuổi. Bằng sự nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ người khác nên trong quá trình làm nghề chị luôn được du khách yêu quý, tin tưởng. “Khách nước ngoài qua Việt Nam đi du lịch họ rất trân trọng hướng dẫn viên và xem mình như đại sứ. Có những tour đã hoàn thành, chia tay khách trong sự bịn rịn, quyến luyến. Nhiều du khách còn bày tỏ lần sau có đi du lịch muốn mình hướng dẫn tiếp cho họ. Đó là động lực để tôi trở nên yêu nghề”, chị Mai bày tỏ.


Ch
Đinh Th Thanh Mai đang hưng dn mt đoàn khách nưc ngoài

Chị Mai kể, 5 năm trước, chị Mai có cơ hội phục vụ đoàn khách Philippines. Ngày kết thúc tour, những vị khách này đã có một ngày đi dạo ngoài phố nhưng không may có một người bị tai nạn giao thông. Dù đã hết nhiệm vụ hướng dẫn nhưng khi hay tin khách bị tai nạn chị tất tả tới nơi giúp đỡ. Chị không chỉ đưa họ tới bệnh viện uy tín nhất mà còn lo cho họ ăn ở, đi lại, thậm chí giúp họ giặt đồ… Đến khi bình phục quay về nước, những vị khách này rất biết ơn chị. Dù thời gian đã qua nhưng những vị khách ấy vẫn thường xuyên hỏi thăm và hẹn một ngày gần nhất quay trở lại Việt Nam đi du lịch và thăm chị. 

Không chỉ nhiệt tình với du khách, chị Mai còn có kỹ năng xử lý tình huống giúp khách trân trọng mình. Có lần một du khách hỏi chị những vấn đề nhạy cảm. Chị đã giải quyết vấn đề nhanh, gọn làm du khách hài lòng và tôn trọng mình. Nhờ vậy, chị Mai đã tự tạo giá trị cho bản thân và thành công với nghề đã chọn. Hiện ngoài công việc hướng dẫn viên du lịch, chị Mai còn là Ủy viên BCH Chi hội Hướng dẫn viên du lịch TP.HCM đồng thời là giảng viên Khoa Quản trị Du lịch và Khách sạn của Trường ĐH FPT.

H Trinh

Bình luận (0)