Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nỗi oan của thầy dạy giáo dục thể chất

Tạp Chí Giáo Dục

Vi Chương trình giáo dc ph thông 2018, môn th dc trưc đây đưc gi là môn giáo dc th cht. Môn giáo dc th cht tiu hc có nhiu ni dung đi mi, phù hp vi đnh hưng phát trin năng lc, phm cht cho hc sinh. Chính vì ni dung mi, phong phú, nhiu hot đng th cht, trò chơi vn đng đưc thc hin trong tiết hc nên dưi mt ph huynh là khó vi hc sinh so vi nhng năm hc trưc.

Học sinh tiểu học đá bóng trên sân trường trong giờ ra chơi (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Nhiều phụ huynh đã gặp giáo viên giáo dục thể chất đề nghị thầy cô chú ý đến con mình vì thể lực kém, mặc dù thực tế thể lực của học sinh hoàn toàn bình thường. Với suy nghĩ của phụ huynh như thế, khá nhiều giáo viên giáo dục thể chất băn khoăn, lo lắng về môn học mình đảm nhận.

Một hôm, như thường lệ, đến tiết học giáo dục thể chất, học sinh lớp 4B tự xếp hàng xuống sân trường. Giáo viên tập hợp, điểm danh rồi cho cả lớp thực hiện các động tác khởi động, kế tiếp là chạy chậm thả lỏng người một vòng sân. Thế nhưng, hôm ấy, cả lớp vừa chạy là T. (một nam sinh của lớp) té xuống sân. Thấy T. không đứng dậy được, thầy giáo dục thể chất đến đỡ T. nhưng em vẫn không đứng thẳng người được mà lấy tay sờ vào lưng nói đau. Dù ngạc nhiên vì T. té chúi người về phía trước sao lại đau ở phần lưng, nhưng thầy vẫn đưa T. lên phòng y tế ngay lập tức. Khi xem lưng T., thầy thấy một vết sưng bầm tím ngang lưng em. T. cứ mãi kêu đau, nhà trường phải đưa em đến bệnh viện và báo cho phụ huynh biết. Rất may là T. chỉ bị chấn thương phần mềm, không ảnh hưởng đến cột sống, bệnh viện đã cho em được về nhà. Ba mẹ của T. đã đến trường gặp ban giám hiệu thưa thầy giáo dục thể chất vì đã bắt con mình luyện tập quá sức dẫn đến té chấn thương. Gia đình nói rằng đã từng báo thầy là thể lực của T. rất yếu, thầy cần chú ý không nên cho T. luyện tập quá sức nhưng thầy vẫn bắt T. thực hiện dẫn đến té, gây chấn thương. Mặc cho thầy giáo dục thể chất phân trần việc khởi động đầu giờ là cần thiết và là hoạt động nhẹ nhàng không nặng nề, quá sức. Phụ huynh vẫn cho rằng T. té là do luyện tập quá sức.

Nhận thấy phụ huynh đang lo lắng cho con và thể hiện sự nóng giận, ban giám hiệu xin được ghi nhận ý kiến của phụ huynh và hứa sẽ tìm hiểu rõ ràng mọi việc rồi gặp phụ huynh sau khi T. khỏe lại. Khi được ban giám hiệu mời lên, thầy giáo dục thể chất rất bức xúc vì T. không phải là một học sinh có thể lực kém và lúc em té là mới bắt đầu tiết học. Phần khởi động đầu tiết học là những động tác nhẹ nhàng và chạy chậm nên không thể là hoạt động mạnh đòi hỏi học sinh phải cố sức dẫn đến đuối sức, té ngã như thế. Trong lúc trao đổi với ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, thầy giáo dục thể chất chợt nhớ ra với tư thế T. té chúi người về phía trước thì không thể chấn thương phần lưng được. Nhận thấy ý kiến của thầy giáo dục thể chất rất hợp lý, vậy là mọi người cùng nhau kiểm tra camera quay sân trường vào tiết giáo dục thể chất hôm ấy. Đúng như thầy giáo dục thể chất đã nói, T. đã té chúi người về phía trước, điều lạ là ngay lúc bắt đầu chạy, em đã khom lưng, thỉnh thoảng lại đưa tay ra sau vịn lưng, mặt nhăn nhó. Lúc này, giáo viên chủ nhiệm đề nghị xem cả đoạn đầu khi học sinh xếp hàng từ trên lầu xuống sân. Hình ảnh rất rõ là T. không ra sân xếp hàng ngay như các bạn mà tách hàng, đi về hướng nhà vệ sinh. Sau đó, cũng từ hướng nhà vệ sinh quay lại, gương mặt T. lúc đó nhăn nhó, tay đấm đấm vào lưng mình. Sự việc dần rõ ràng hơn. Mọi người xem tiếp camera gắn ở phía trước nhà vệ sinh vào thời điểm đó. Tất cả dễ dàng nhận ra T. và N. (một học sinh nam lớp 4A) vào nhà vệ sinh cùng lúc, vừa đi vừa nói chuyện. Lát sau, T. ra trước, mặt nhăn nhó, tay vịn lưng. Sau đó, N. mặt cười rất tươi đi ra sau. Xem xong, mọi người khẳng định ngay T. đã té trong nhà vệ sinh. Để xác minh một cách chính xác hơn, nhà trường đã mời N. xuống văn phòng. Vừa gặp N., tôi nói ngay: “Hôm qua, em đã xô bạn T. lớp 4B té trong nhà vệ sinh phải không?”. N. vội vàng trả lời ngay: “Dạ đâu có thầy, nó lấy nước tạt em, rồi nó chạy bị té”. Tôi yêu cầu N. viết bảng tường trình. Sự việc thật rõ ràng. Khi vào nhà vệ sinh, hai em đùa giỡn với nhau. T. đã lấy nước tạt vào người N., sợ N. đuổi theo tạt nước lại mình, T. đã bỏ chạy và té bật ngửa người, lưng va vào bậc xi măng, rất may là không đập đầu. Thầy cô răn đe N. vì đùa giỡn trong nhà vệ sinh rất nguy hiểm, rồi cho em về lớp. Hai hôm sau, T. trở lại trường học, nhà trường đã mời em lên dò hỏi. Ban đầu, T. vẫn nói là té trong lúc chạy thể dục. Nhà trường phải cho T. đọc bản tường trình của N. Đến lúc này, T. mới thừa nhận là đùa giỡn và té trong nhà vệ sinh nhưng sợ thầy cô và nhất là ba mẹ la nên không dám nói thật. Nhà trường cho T. viết bản tường trình và hứa phải trung thực trong mọi sự việc xảy ra sau này. Ngày hôm sau nữa, nhà trường mời phụ huynh của em vào cho xem camera, đọc bản tường trình của T. và N. Đến lúc này, phụ huynh mới chấp nhận do con mình đùa giỡn với bạn gây thương tích cho chính mình chứ không phải do gắng sức tập luyện trong giờ giáo dục thể chất.

Thầy giáo dục thể chất đã được “giải oan” sau bao ngày mất ngủ như lời tâm sự của thầy. Tình huống xảy ra đã được nhà trường xử lý khéo léo và minh bạch. Nhà trường đã không phản hồi ngay ý kiến của phụ huynh khi phụ huynh trách cứ trong lúc nóng giận mà từng bước tìm hiểu rõ sự việc, thu thập đầy đủ các “chứng cứ”, có đủ dữ liệu rồi mới phản hồi đến phụ huynh để phụ huynh “tâm phục, khẩu phục”. Thầy giáo dục thể chất được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Theo đó, thầy có thể xử lý một số chấn thương nhỏ cho học sinh trong quá trình tập luyện nên đã dễ dàng nhận ra là vết chấn thương không phù hợp với tư thế té ngã. Các camera giám sát trong trường đã được đặt ở vị trí hợp lý nên đã góp phần khá lớn trong việc “giải oan” cho thầy giáo dục thể chất. Qua sự việc này, các em học sinh cũng nhận ra việc đùa giỡn, nghịch phá trong nhà vệ sinh rất dễ gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Các em đã tự rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Phụ huynh của T. chắc chắn nhận ra việc con mình luôn có suy nghĩ sợ ba mẹ la mắng nên sẽ không trung thực nhận lỗi của mình mà thường đổ lỗi cho người khác, gây nên những hiểu lầm “tai hại”, ảnh hưởng đến uy tín của thầy cô và nhà trường. Chính vì vậy, phụ huynh cần tìm hiểu rõ ràng sự việc hơn, đừng vội nghe theo lời của con mình mà “quy chụp” lỗi thuộc về người khác, con mình luôn vô tội.

Tất cả tình huống xảy ra trong nhà trường nếu được xử lý rõ ràng, công tâm luôn đem lại lợi ích rất lớn trong việc giáo dục học sinh cũng như góp phần để phụ huynh và giáo viên hiểu nhau hơn, thông cảm hơn để cùng nhau chăm lo, giáo dục học sinh một cách tốt đẹp nhất.

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)